Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tại hội thảo "Đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành", Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm của Chính phủ đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư từ năm 2015 và đặt mốc 2025 sẽ đưa vào khai thác giai đoạn I.
"Hiện, Chính phủ đã giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là cơ quan chủ đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, có thể làm sớm hơn một số hạng mục như san nền và có thể khởi công xây dựng các khu bay vào năm 2021 và nhà ga vào các năm tiếp theo để có thể đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành hoàn thiện giai đoạn I vào khai thác", Thứ trưởng Đông nói.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông giải đáp các thắc mắc liên quan đến dự án CHK Quốc tế Long Thành tại Hội thảo.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng cho biết công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng hiện đã được Quốc hội thông qua chủ trương, đầu tư dự án. Dự kiến, sẽ có mặt bằng sạch vào năm 2020 để khởi công một số hạng mục. "Vì đây là dự án đặc biệt quan trong có quy mô lớn, phức tạp nên còn rất nhiều khó khăn phía trước. Việc bám sát tiến độ, huy động nguồn lực cũng là thách thức lớn đối với dự án", ông nói.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Tất Bình, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết: "Việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần phải làm càng nhanh càng tốt và để kịp tiến độ, những công tác có thể làm trước như rà phá bom mìn trước khi GPMB… như thế sẽ tiết kiệm được thời gian".
Trong thời gian tới, ACV sẽ gửi kiến nghị về những vấn đề tháo gỡ vướng mắc để trình Bộ Giao thông vận tải xem xét kiến nghị Chính phủ.
Chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua tháng 6/2015. Dự án có công suất dự kiến đạt 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn một chậm nhất năm 2025 phải hoàn thành và đưa vào khai thác một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa một năm.
Tổng mức đầu tư cho dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD). Dự án có tổng diện tích đất thu hồi là hơn 5.000ha, ảnh hưởng khoảng 47.000 hộ dân với chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 23.000 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.