Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp quan trọng và tỷ trọng của nền kinh tế.
Theo đố liệu thống kê, 10 tháng năm 2024, dệt may đứng thứ 4 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước với 30,572 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các thị trường có FTA tăng trưởng rất tốt.
Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp
Tại Đà Nẵng, bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, dệt may là một trong những ngành sản xuất, xuất khẩu đóng góp tương đối lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng (chiếm khoảng 25-26%).
Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt, may có hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp. Khoảng gần 10/30 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất - xuất nhập khẩu có giá trị lớn và tương đối ổn định.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 trên địa bàn thành phố ước đạt 484 triệu USD, giảm 10,3% so với năm 2022; 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 426 triệu USD (chiếm 26,7% kim ngạch xuất khẩu), tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023. Về thị trường xuất nhập khẩu, doanh nghiệp dệt may thành phố đã xuất sang hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dẫn số liệu từ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực miền Trung (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương), đại diện Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, tình hình tận dụng các ưu đãi đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) của doanh nghiệp khu vực miền Trung khá tích cực, một số thị trường ghi nhận có sự gia tăng cả về số lượng C/O được cấp và giá trị xuất khẩu.
Song trên thực tế, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cũng thẳng thắn nhìn nhận, số lượng doanh nghiệp dệt may thành phố có giá trị xuất nhập khẩu lớn không nhiều; phần lớn xuất khẩu theo đơn hàng gia công, được chỉ định nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc hoặc các nước khác không thuộc danh sách quốc gia được hưởng ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, chưa đáp ứng tiêu chí xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định nên chưa tận dụng được hết lợi thế từ các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA.
Vì vậy, các doanh nghiệp và đại diện các cơ quan chức năng bày tỏ mong muốn hệ sinh thái tận dụng FTA sẽ sớm đi vào thực thi để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững và tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA mang lại.
5 nút thắt lớn của ngành dệt may
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, 5 vấn đề chính của ngành dệt may Việt Nam đang gặp phải đó là: nguồn cung nguyên phụ liệu còn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu; đơn hàng và thị trường chưa ổn định, chủ yếu là hàng gia công; thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng; thiếu thông tin, chính sách của thị trường nhập khẩu; chưa xây dựng được thương hiệu.
Do vậy, để có thể tìm được lời giải cho bài toán này, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan đầu mối về đàm phán và thực thi FTA đã và đang tăng cường kết nối với bộ ngành, địa phương, hiệp hội và các bên liên quan để tạo hệ sinh thái liên kết nhằm giúp ngành dệt may tận dụng FTA hiệu quả.
"Hệ sinh thái tận dụng FTA trong lĩnh vực dệt may sẽ kết nối các cơ quan quản lý trung ương; cơ quan quản lý địa phương; các doanh nghiệp/hiệp hội doanh nghiệp lĩnh vực dệt may, các tổ chức tín dụng; các đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu dệt may để tạo thành một hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ các FTA. Đặc biệt đối với ngành dệt may là kết nối được doanh nghiệp dệt may với các đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu", ông Ngô Chung Khanh cho hay.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.