'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hình ảnh phố cổ Hội An của Việt Nam bị chú thích thành quận Phù Lăng của Trung Quốc trong series phim Madam Secretary do Netflix công chiếu gây bức xúc chỉ là một trong nhiều vi phạm của Netflix tại Việt Nam. Mới đây, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã gửi Công văn số 1330/PTTH&TTĐT tới Netflix.
Theo đơn vị này, Netflix - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới - đang cung cấp hàng ngàn nội dung gồm các thể loại phim, các chương trình trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế, phóng sự điều tra... được chuyển ngữ tiếng Việt, hướng tới người dùng là người Việt Nam, có thu tiền thuê bao định kỳ hàng tháng tại Việt Nam.
Các nội dung trên dịch vụ của Netflix cung cấp đến người dùng Việt Nam đang vi phạm các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam (Luật Trẻ em, Luật Báo chí, Luật Điện ảnh…).
Cụ thể: cung cấp nội dung xuyên tạc lịch sử qua phim tài liệu Vietnam War; cung cấp nội dung xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam qua phim điện ảnh Madam Secretary, hay cung cấp các nội dung mô tả hình ảnh bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm qua một loạt phim như Polar, After Porn Ends, 365 Days...
“Các nội dung này không được biên tập để phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; khi chuyển ngữ tiếng Việt, sử dụng từ ngữ thô tục, phá hoại tính trong sáng của tiếng Việt; cho phép trẻ em dễ dàng xem các nội dung không phù hợp với trẻ em”, Văn bản của Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử nêu rõ.
Chính vì vậy, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử yêu cầu Netflix chấm dứt hoạt động chuyển ngữ tiếng Việt, gỡ bỏ các nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chủ quyền, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam trên kho nội dung đang cung cấp đến người dùng Việt Nam.
Đồng thời, Cục yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đề nghị cấp giấy phép theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong trường hợp có nhu cầu tham gia thị trường dịch vụ truyền hình tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình theo yêu cầu được một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, nhưng chưa chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp này chưa được cấp phép cung cấp dịch vụ, chưa đóng các loại phí, thuế, chưa thực hiện biên tập nội dung, tạo sự bất bình đẳng trên thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
Báo cáo trên nêu ví dụ cụ thể đối với Netflix. Doanh nghiệp này cung cấp dịch vụ vào Việt Nam từ năm 2016, hiện có khoảng 300.000 thuê bao ở Việt Nam. Netflix thu mỗi thuê bao ít nhất 120 USD/năm, như vậy doanh thu mỗi năm lên đến 30 triệu USD. Nhưng Netflix không chịu sự quản lý như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước, cũng như không thực hiện các nghĩa vụ về thuế và phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định.
Trong văn bản “cầu cứu” gửi Thủ tướng cuối tháng 7/2020, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (PayTV) đã đề xuất sớm xử lý, ngăn chặn các trang mạng xã hội, các chương trình trực tuyến xuyên biên giới.
Ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch PayTV, cho biết việc không bị ràng buộc khiến các thương hiệu ngoại quốc đã chiếm hơn 50% thị phần và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường truyền hình trả tiền. Ngoài việc chiếm thị phần và khách hàng, những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới như Netflix, Iflix, Amazon, Facebook, WeTV, Iqiyi... còn không chịu sự kiểm duyệt của cơ quan chức năng.
Ông Cường cũng nhắc lại nỗi bức xúc của nhiều doanh nghiệp truyền hình Việt Nam khi họ nhập khẩu nội dung, mua bản quyền để phát sóng đều phải đóng thuế; khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng nộp thuế và hàng năm phải nộp thuế doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới chưa thực hiện trách nhiệm về thuế, cũng như trách nhiệm tuân thủ các quy định quản lý nội dung khác.
Liên quan đến 2 nội dung trên, trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Đầu tư, đại diện Netflix vẫn khẳng định: “Chúng tôi luôn tuân theo quy định thuế có thể áp dụng được tại nơi chúng tôi có mặt và cũng đã chủ động gặp gỡ với lãnh đạo ngành thuế Việt Nam. Liên quan đến biên tập nội dung, chúng tôi hiểu rằng một số luật vẫn đang trong quá trình thảo luận”.
Như vậy, có thể thấy, Netflix đang lần chần và không tích cực tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, dù nhiều lần được yêu cầu.
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, theo quy định hiện hành, các tổ chức nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam đều phải nộp thuế nhà thầu nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ phải ký hợp đồng thỏa thuận cam kết với một đầu mối tại Việt Nam để tổ chức trong nước thực hiện nghĩa vụ thuế giúp các tổ chức nước ngoài.
“Chính sách Việt Nam đã có và thực tế các doanh nghiệp đã kê khai và nộp thuế thông qua một đại diện tại Việt Nam. Qua đó, tổ chức phía Việt Nam sẽ nộp thuế phần thu nhập mà tổ chức nước ngoài nhận được ở Việt Nam. Google, Facebook, Netflix… có thu nhập tại Việt Nam thì đều phải nộp cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân”, đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.