Nga cấm xuất khẩu xăng và dầu diesel vô thời hạn, kinh tế châu Âu bị 'đe dọa'
Minh Ý -
23/09/2023 08:57 (GMT+7)
(VNF) - Quyết định hạn chế xuất khẩu xăng và dầu diesel của Nga được đưa ra vào thời điểm không thể tệ hơn với châu Âu, đồng thời cũng gây nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung nhiên liệu trước mùa đông và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu.
Ảnh minh hoạ.
Hạn chế xuất khẩu xăng và dầu diesel
Ngày 21/9, chính phủ Nga cho biết nước này đã đưa ra lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel sang tất cả các nước, ngoại trừ 4 nước thuộc Liên Xô cũ, nhằm ổn định thị trường nội địa.
Điện Kremlin cho biết lệnh cấm, có hiệu lực ngay lập tức, không áp dụng đối với nhiên liệu được cung cấp theo các thỏa thuận liên chính phủ cho các thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu do Moscow đứng đầu, bao gồm Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan.
Chính phủ Nga cho biết trong một tuyên bố: “Các hạn chế tạm thời sẽ giúp bão hòa thị trường nhiên liệu, từ đó sẽ giảm giá cho người tiêu dùng”.
Reuters sau đó trích lời người phát ngôn của Điện Kremlin ngày 22/9 cho biết lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu sẽ kéo dài trong thời gian cần thiết để đảm bảo sự ổn định của thị trường trong nước.
Trong những tháng gần đây, Nga đã phải chịu tình trạng thiếu xăng và dầu diesel. Giá nhiên liệu bán buôn đã tăng vọt, mặc dù giá bán lẻ được giới hạn để kiềm chế giá phù hợp với lạm phát chính thức.
Cuộc khủng hoảng đặc biệt nghiêm trọng ở một số khu vực vựa lúa mì phía nam nước Nga, nơi nhiên liệu là phần thiết yếu cho việc thu hoạch mùa màng.
Các thương nhân cho biết thị trường nhiên liệu của Nga đã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm bảo trì tại các nhà máy lọc dầu trong nước, sự suy yếu của đồng ruble, chính sách khuyến khích xuất khẩu nhiên liệu của nhà nước.
Theo các thương nhân và dữ liệu LSEG, Nga đã cắt giảm xuất khẩu dầu diesel và dầu gas bằng đường biển gần 30% xuống còn khoảng 1,7 triệu tấn trong 20 ngày đầu tháng 9, so với cùng kỳ tháng 8.
Các nhà phân tích năng lượng cho biết ngôn ngữ "mơ hồ" được sử dụng trong thông báo của Nga việc đánh giá chính xác lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong bao lâu trở nên khó khăn hơn, đồng thời không loại trừ khả năng Moscow có thể đang "vũ khí hoá" nguồn cung nhiên liệu trước mùa đông.
Châu Âu "đau đầu"
Dầu diesel là động lực kinh tế của châu Âu, cung cấp năng lượng cho phần lớn xe tải chở hàng hóa và nguyên liệu thô khắp lục địa. Nó cũng là nhiên liệu sưởi ấm chính ở một số quốc gia và mùa đông đang đến gần.
Vì vậy, động thái từ Moscow tiếp tục tạo ra mối đe doạ kinh tế lớn cho châu Âu. Vốn dĩ, giá năng lượng tại châu lục này đã tăng mạnh sau khi Nga và Arab Saudi tuyên bố tiếp tục hạn chế nguồn cung dầu thô cho tới cuối năm nay.
Giá bán buôn dầu diesel châu Âu đã tăng 5% vào ngày 21/9, sau thông báo về hạn chế xuất khẩu của Nga, đóng cửa ở mức 1.020 USD/tấn, dữ liệu từ Rystad Energy cho thấy.
Ông Jorge León, phó chủ tịch cấp cao của Rystad Energy, chia sẻ với CNN: “Moscow đưa ra lệnh hạn chế vào thời điểm thực sự rất tệ, nhu cầu về dầu diesel rất lớn vào mùa đông,” ông nói, đề cập đến việc sử dụng dầu diesel để sản xuất dầu sưởi ấm cho các ngôi nhà cũng như trong công nghiệp.
Ông Henning Gloystein, giám đốc của Eurasia Group, lưu ý rằng các giới hạn xuất khẩu đã được đưa ra “gần như chính xác” trước mùa sưởi ấm ở châu Âu.
“Không có gì ngạc nhiên khi Nga đang thực hiện một nỗ lực khác để gây ra tổn thất kinh tế cho phương Tây khi mùa đông đến gần”, ông Henning nhận định, hàm ý Moscow đang "vũ khí hoá" nguồn cung dầu, tương tự những cáo buộc năm ngoái khi nước này hạn chế xuất khẩu khí đốt sang EU.
Tuy nhiên, ông Gloystein kỳ vọng thiệt hại đối với châu Âu sẽ “hạn chế hơn nhiều” so với thiệt hại do Moscow cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên vào năm ngoái.
Ông nói: “Vì châu Âu đã có một năm rưỡi để điều chỉnh trước các mối đe dọa của Nga và việc cắt giảm nguồn cung, nên nguy cơ thiếu năng lượng trong mùa đông này là rất thấp”.
Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung toàn cầu
Nga là một trong những nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu dầu thô lớn. Theo công ty dữ liệu Vortexa, Nga chiếm hơn 13% nguồn cung dầu diesel toàn cầu từ đầu năm đến nay.
Trước khi chiến sự Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các nhà máy lọc dầu của Nga đã xuất khẩu khoảng 2,8 triệu thùng sản phẩm dầu mỗi ngày. Theo ING, con số đó đã giảm xuống còn khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày ở thời điểm hiện tại, nhưng Moscow vẫn là một nước đóng vai trò quan trọng trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Do đó, khi lệnh hạn chế mới được ban hành, những người tham gia thị trường đều bày tỏ lo ngại về tác động tiềm ẩn của lệnh cấm của Nga, đặc biệt vào thời điểm lượng tồn kho dầu diesel toàn cầu đã ở mức thấp. Giá dầu đã tăng tới 1 USD/thùng sau thông tin này.
Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế giao dịch cao hơn 0,9% ở mức 94,13 USD/thùng vào chiều 22/9 tại London, trong khi giá dầu thô tương lai WTI của Mỹ tăng 1,1% lên mức 90,62 USD.
Warren Patterson, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại ING, cho biết trong một báo cáo nghiên cứu được công bố ngày 22/9 rằng lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga là một diễn biến lớn trước khi mùa đông kéo đến ở Bắc bán cầu, giai đoạn nhu cầu năng lượng tăng cao.
Ông Patterson cho biết: “Việc mất khoảng 1 triệu thùng dầu diesel của Nga mỗi ngày trên thị trường toàn cầu sẽ được cảm nhận một cách rõ rệt".
Các nhà phân tích cảnh báo rằng việc thắt chặt nguồn cung có thể làm tăng sự cạnh tranh toàn cầu về nhiên liệu trong những tháng tới, khiến giá nhiên liệu tăng cao ở mọi nơi, kể cả ở châu Âu.
Tuy nhiên, chính những khách hàng mới của Nga bên ngoài châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh cấm.
Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một "nạn nhân" bất đắc dĩ từ lệnh cấm này.
Pamela Munger, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Vortexa, nói với CNN rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã mua “khối lượng lớn” dầu diesel của Nga kể từ đầu năm. Trước khi châu Âu áp đặt lệnh cấm nhập khẩu, Nga đã cung cấp 40% lượng dầu diesel cho Ankara. Tỷ lệ này đã tăng lên tới 80% trong 9 tháng qua. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ khá "đau đầu" trong thời gian tới để tìm nguồn cung thay thế.
(VNF) - Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã cam kết đầu tư 1,4 nghìn tỷ USD trong 10 năm vào Mỹ sau khi các quan chức cấp cao của UAE gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, thông báo ngày 21/3 của Nhà Trắng nêu rõ.
(VNF) - Được sự ủng hộ của sinh viên và các nhà giáo dục, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/3 đã ký một sắc lệnh hành pháp giải thể Bộ Giáo dục liên bang, thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử.
(VNF) - Các nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) dự đoán vị thế thống trị của nước này đối với nguồn cung cấp đất hiếm trên thế giới có thể sắp kết thúc.
(VNF) - Đế chế kinh doanh của ông trùm Hồng Kông Lý Gia Thành đang trở thành tâm điểm chú ý sau khi CK Hutchison Holdings quyết định bán cảng tại Kênh đào Panama cho một liên doanh do công ty Mỹ BlackRock đứng đầu, động thái đã khiến Bắc Kinh tức giận. Cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh trong những phiên gần đây.
(VNF) - Tỷ phú công nghệ Elon Musk, cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết mạng sống của ông đang bị đe dọa vì sự tham gia sâu rộng của ông vào chính quyền, và một số người có thể muốn ông chết vì ông đang "ngăn chặn hành vi gian lận của họ".
(VNF) - Trong bối cảnh sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đang dần hạn chế, các đồng minh châu Âu của Ukraine đang cân nhắc liệu có nên tịch thu 300 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Nga và sử dụng số tiền này để hỗ trợ Ukraine hay không.
(VNF) - Tỷ phú người Hong Kong Lý Gia Thành đang "mắc kẹt" giữa cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi công bố thỏa thuận bán cảng tại Kênh đào Panama cho công ty Mỹ.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay loại "thẻ vàng" thị thực trị giá 5 triệu USD mà ông đề xuất sẽ giúp nước Mỹ trả hết nợ quốc gia, đồng thời cung cấp cho các công ty hàng đầu phương thức để thu hút những lao động nhập cư chất lượng. “Nó sẽ được bán chạy như tôm tươi”, ông Trump nói trong cuộc họp nội các đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai.
(VNF) - Thừa nhận rằng nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cần phải “nỗ lực hết sức” để đạt được các mục tiêu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tự tin rằng: “Con tàu khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục vượt sóng và vững vàng tiến về tương lai”.
(VNF) - Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, quanh mức 3.038-3.039 USD/ounce khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và lo ngại về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn. Tại thị trường trong nước, giá vàng cũng liên tục phá đỉnh trong những ngày qua.
(VNF) - Văn phòng công tố Bỉ ngày 18/3 cho hay họ đã buộc tội 5 người trong cuộc điều tra hối lộ tại Nghị viện châu Âu được cho là có liên quan đến tập đoàn Huawei của Trung Quốc, trong đó 4 người bị buộc tội tham nhũng.
(VNF) - Công nghệ "siêu sạc" của BYD đang làm gia tăng sự cạnh tranh vốn đã khốc liệt trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới và thúc đẩy hãng này tiến xa hơn so với các đối thủ như Tesla.
(VNF) - Tập đoàn CK Hutchison của tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đang chịu áp lực mới từ Bắc Kinh sau khi bán các cảng ở Kênh đào Panama cho công ty Mỹ.
(VNF) - Tại nước Mỹ xa xôi, những quả trứng gà quen thuộc giờ đây được coi là “gia tài nho nhỏ”. Người ta nâng niu những vỉ trứng gà như khoản lương hưu, thậm chí coi chúng như một khoản “đầu tư” có thể tìm thấy ngay trong siêu thị.
(VNF) - Trước cuộc “khủng hoảng” khi giá gạo tăng vọt, chính phủ Nhật Bản đã phải đưa ra một quyết định chưa từng có: Giải phóng hơn 200.000 tấn gạo dự trữ khẩn cấp. Đáng tiếc là, nỗ lực này dường như chưa đủ để giải quyết gốc rễ vấn đề.
(VNF) - Chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ trợ cấp chăm sóc trẻ em, tăng lương và chế độ nghỉ phép có lương tốt hơn để phục hồi nền kinh tế đang chậm lại. Bên cạnh đó, nước này cũng đang triển khai chương trình giảm giá 41 tỷ USD cho đủ loại mặt hàng, từ máy rửa chén và đồ trang trí nhà cửa đến xe điện và đồng hồ thông minh.
(VNF) - Từ một cửa hàng nhỏ bán hạt giống, tập đoàn CP (Charoen Pokphand) đã vươn mình trở thành một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu châu Á. Với hoạt động đa dạng từ nông nghiệp, thực phẩm đến viễn thông và bán lẻ, CP Group đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.
(VNF) - “Ông lớn” xe điện BYD của Trung Quốc vừa công bố một nền tảng pin sạc mới dành cho xe điện (EV) mà hãng cho biết có thể sạc EV nhanh như tốc độ bơm xăng.
(VNF) - Trung tâm quyền lực của Liên minh châu Âu (EU) đang quay cuồng vì vụ bê bối tham nhũng mới liên quan đến "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Huawei và Nghị viện châu Âu.
(VNF) - Ở Trung Quốc, các cửa hàng pop-up chuyên bán các sản phẩm do Nga sản xuất đã trở nên ngày càng phổ biến. Sự gia tăng của chúng khiến một số người dân bối rối, nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao những cửa hàng này dường như "mọc lên như nấm" chỉ sau một đêm.
(VNF) - Trong bối cảnh tỷ phú Elon Musk đang phải đối mặt với sự phản đối chính trị ngày càng gia tăng và khó khăn về tài chính, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ mua một chiếc xe Tesla, một động thái thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của tổng thống Mỹ dành cho cố vấn quyền lực nhất của mình.
(VNF) - Sau 3 năm bị yêu cầu đến sớm 5 phút/ngày nhưng không được tính thù lao làm thêm giờ, nhóm nhân viên tại Nhật Bản đã đệ đơn lên Ủy ban Thương mại Công bằng và thành công giành được khoản bồi thường 73.329 USD.
(VNF) - Giá vàng đã tăng 13,6% vào năm 2025 và vượt qua mức 3.000 USD/ounce vào tuần trước, thiết lập mức cao kỷ lục mới. Căng thẳng địa chính trị và bất ổn kinh tế đang thúc đẩy dòng chảy trú ẩn an toàn, đẩy giá vàng lên cao. Tuy nhiên, một số yếu tố và xu hướng dài hạn khác sẽ giúp xác định liệu đợt tăng giá này có được duy trì hay sẽ sụp đổ sau cú tăng sốc.
(VNF) - Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã cam kết đầu tư 1,4 nghìn tỷ USD trong 10 năm vào Mỹ sau khi các quan chức cấp cao của UAE gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, thông báo ngày 21/3 của Nhà Trắng nêu rõ.