'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Việc rút khỏi INF sẽ cho phép Mỹ triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại châu Âu, giống như thời Chiến tranh Lạnh. Sự xuất hiện của chúng và mối đe dọa với Nga buộc chúng ta đặt toàn bộ các hệ thống tên lửa Mỹ trong tầm ngắm để tạo thế cân bằng", TASS dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 20/12.
Trước đó, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ngày 24/10, khi được hỏi Nga sẽ đáp trả việc Mỹ rút khỏi INF hay không, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng: “Có, chúng tôi có thể và sẽ đáp trả rất nhanh chóng, rất hiệu quả".
"Nếu Mỹ rút khỏi INF thì vấn đề quan trọng nhất là người Mỹ sẽ làm gì với các loại tên lửa này. Nếu chúng được đưa đến châu Âu, tất nhiên, Nga cần phải đáp trả một cách tương xứng", ông Putin nói thêm.
Nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh: "Các nước châu Âu đồng ý cho Mỹ triển khai trên lãnh thổ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung... cần phải hiểu rằng họ đang đặt các lợi ích của mình trước mối đe dọa có thể bị tấn công tên lửa".
Đồng thời ông Putin cũng bày tỏ lo ngại thế giới có thể trượt vào một cuộc chạy đua vũ trang trong khi số phận của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (NEW START) giữa Nga và Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Thỏa thuận này sẽ hết hiệu lực năm 2021.
"Nếu tất cả các hiệp ước này bị hủy bỏ, sẽ không còn lại gì để ngăn chặn các hoạt động tăng cường vũ khí. Khi đó, tôi cho rằng, tình hình sẽ cực kỳ nguy hiểm. Thứ còn lại chỉ là một cuộc chạy đua vũ trang", ông Putin nói thêm.
Phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/12 mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố việc Mỹ rút khỏi INF có thể hủy hoại cơ chế kiểm soát vũ khí, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đồng thời tuyên bố Nga sẽ tăng cường an ninh và dễ dàng thiết lập các căn cứ tên lửa trên bộ nếu Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước này.
“Quân đội Nga đã phóng thử thành công tên lửa hành trình Kalibr từ biển và tên lửa Kh-101 từ trên không với tầm bắn lên tới 4.500km trong chiến dịch quân sự ở Syria. Nếu chúng tôi đã sở hữu các hệ thống có thể phóng từ biển và từ không trung, sẽ không khó khăn gì để chúng tôi nghiên cứu và phát triển hệ thống phóng từ mặt đất nếu cần thiết", nhà lãnh đạo Nga khẳng định.
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ biển. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10 tuyên bố rút khỏi INF, cho rằng Nga liên tục vi phạm thỏa thuận này bằng việc phát triển tổ hợp tên lửa Novator 9M729 với tầm bắn tới 5.000 km. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không vi phạm hiệp ước. |
Xem thêm >> Ukraine muốn đưa chiến hạm trở lại Biển Azov, Nga chỉ trích gay gắt
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.