Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có do việc giảm nhập khẩu từ Nga, vốn là nhà cung cấp lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU), đã hối thúc châu Âu ráo riết nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) từ khắp nơi trên thế giới để lấp đầy kho dự trữ. Kết hợp cùng việc khí hậu bất ngờ ấm lên đã giúp châu lục này có nhiều khí đốt hơn nhu cầu sử dụng.
Theo Gas Infrastructure Europe, các kho trữ khí đốt ở châu Âu hiện đã được lấp đầy đến 93%, riêng ở Đức là 97,5%. Giá khí đốt thời gian qua cũng đã giảm mạnh, hiện chỉ bằng chưa đầy 1/3 mức đỉnh mùa hè.
Ông Giacomo Masato, nhà phân tích hàng đầu và nhà khí tượng học cao cấp tại công ty năng lượng Illumia của Ý, cho biết: “Tình trạng dư thừa khí đốt ở châu Âu dự kiến sẽ kéo dài đến ít nhất là tháng 12. Khó có khả năng châu Âu sẽ chứng kiến một đợt lạnh kéo dài vào tháng 11”.
Thêm vào đó, hiện hàng chục tàu chở LNG đang lênh đênh ngoài khơi Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác chờ cập cảng. Những tàu này ước tính chở khoảng 2,5 triệu tấn LNG.
Dù thời tiết ấm áp đang giúp hạn chế nhu cầu tại châu Âu, các chính trị gia EU vẫn lo ngại giá khí đốt thấp (so với mức đỉnh mùa hè) sẽ kéo lượng tiêu thụ lên cao khi nhiệt độ hạ xuống.
Giá khí đốt hiện vẫn ở mức thấp nhất kể từ tháng 6. Tuy nhiên, nhu cầu khí đốt của châu Á có thể tăng lên và khả năng cao nguồn cung từ Nga tiếp tục bị siết chặt trong thời gian tới. Cả hai yếu tố này đều sẽ gây thêm áp lực tăng giá và cũng khiến việc tích trữ khí đốt của châu Âu trở nên khó khăn hơn trong năm tới.
Bên cạnh đó, giá khí giao tháng 2/2023 hiện cao hơn 44% so với tháng 11. Giá cho mùa đông năm tới còn cao hơn, cho thấy các vấn đề về nguồn cung được dự báo còn kéo dài.
Theo các chuyên gia, chỉ cần một đợt rét đột ngột cũng có thể khiến châu Âu phải dùng đến khí đốt dự trữ. Các chính phủ thì lo ngại cơ sở hạ tầng về năng lượng bị phá hoại khiến tình hình đảo chiều.
Các nước EU hiện đang nỗ lực xây dựng cơ chế áp giá trần giá khí đốt. Tuy nhiên, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã cảnh báo sẽ dừng toàn bộ nguồn cung khí đốt tới EU nếu giá trần khí đốt được thực hiện.
Theo CEO Gazprom Alexei Miller, bất kỳ động thái nào nhằm áp giá trần khí đốt đều sẽ vi phạm hợp đồng giữa các khách hàng EU và Gazprom, dẫn đến việc công ty này sẽ ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt.
Mặc dù việc vận chuyển khí đốt từ Nga tới EU qua các đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) và Yamal-Europe đã nhiều lần bị gián đoạn kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra và cả hai đường ống này hiện đã ngừng vận chuyển khí đốt tới châu Âu nhưng khí đốt Nga vẫn được vận chuyển tới một vài nước châu Âu qua trạm Sudzha ở biên giới với Ukraine và đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Xem thêm >> Tỷ phú Elon Musk cam kết tiếp tục cung cấp Internet cho Ukraine dù không được trả phí
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.