'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo đó, sắc lệnh của Tổng thống Nga Putin đặt các công ty đã đăng ký tại Hà Lan là AgroTerra Investments BV và AgroTerra Holdings BV dưới sự “quản lý tạm thời” của Rosimushchestvo, cơ quan quản lý tài sản liên bang của Nga.
Theo Forbes, AgroTerra Group được thành lập vào năm 2008 bởi NCH Capital Inc., một công ty đầu tư do doanh nhân người Mỹ George Rohr thành lập. Các công ty của ông sở hữu hơn 800.000ha đất ở Ukraine, Nga, Bulgaria, Romania và Kazakhstan vào năm 2012.
Tại Nga, tập đoàn này có 24 trang trại ở các vùng Tula, Ryazan, Penza, Kursk, Tambov, Lipetsk và Oryol.
AgroTerra chuyên phát triển, lưu trữ và bán các loại cây trồng như đậu tương, lúa mì, củ cải đường, hạt hướng dương và hạt cải dầu. Theo công ty tư vấn BEFL, tính đến giữa năm 2023, đây là một trong 20 tập đoàn kinh doanh nông nghiệp lớn nhất ở Nga với diện tích canh tác khoảng 265.000ha.
Tác động của sắc lệnh đối với hoạt động của AgroTerra vẫn chưa chắc chắn. Người phát ngôn của công ty cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa nhận được thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào liên quan đến sắc lệnh về việc chuyển nhượng cổ phần trong phạm vi vốn ủy quyền của Tập đoàn AgroTerra sang quyền quản lý tạm thời của Rosimushchestvo”.
Bất chấp sự thiếu rõ ràng, công ty đã đảm bảo rằng họ vẫn tiếp tục hoạt động như thường lệ, với trọng tâm chính là chiến dịch gieo hạt đang diễn ra.
Theo truyền thông phương Tây, ý nghĩa của những hành động này vượt ra ngoài các công ty bị ảnh hưởng và các cổ đông của họ. Chúng gây ra mối đe dọa cho chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu, có khả năng làm gián đoạn hoạt động sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Hơn nữa, động thái này có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây, làm phức tạp thêm các nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine và ổn định quan hệ quốc tế.
Nga siết quản lý
Vụ thu giữ này là một phần trong xu hướng rộng lớn hơn của Nga nhằm vào các tài sản thuộc sở hữu nước ngoài để trả đũa các lệnh trừng phạt và các biện pháp khác chống lại các công ty Nga ở nước ngoài.
Hành động này diễn ra sau một loạt vụ tịch thu tài sản tương tự nhắm vào các công ty phương Tây, bao gồm nhà sản xuất bia đa quốc gia Carlsberg và gã khổng lồ sữa Danone, những công ty đang tìm cách thoái vốn hoạt động tại Nga để đối phó với cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Vào tháng 4/2023, Tổng thống Nga Putin đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép Nga tiếp quản bất động sản, chứng khoán, quyền tài sản và các tài sản khác từ các công ty nước ngoài có quan hệ với “các quốc gia không thân thiện”.
Theo Trường Quản lý Yale, hơn 1.000 công ty đã cắt giảm hoạt động ở Nga và nhiều công ty đã rời khỏi nước này để phản ứng với cuộc chiến Ukraine.
Vào tháng 3, Danone cuối cùng đã nhận được sự chấp thuận để giảm bớt hoạt động kinh doanh tại Nga sau khi bắt đầu quá trình chuyển nhượng vào năm 2022, dẫn đến khoản lỗ 1,2 tỷ euro, tương đương khoảng 1,3 tỷ USD.
Xem thêm >> Bất chấp đe doạ từ Mỹ, Trung Quốc cam kết ‘hỗ trợ sự phục hồi của Nga’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.