Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 25/4, Bộ Quốc phòng Nga đã tổ chức họp báo công bố phân tích về vụ tấn công của Mỹ, Anh và Pháp vào một số vị trí tại Syria.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Thượng tướng Sergey Rudskoy, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, cho biết Syria đã bàn giao một quả tên lửa hành trình Tomahawk và một quả tên lửa phóng từ trên không có độ chính xác cao chưa nổ mà Mỹ và các đồng minh sử dụng trong đợt tấn công mới nhất nhằm vào nước này vào ngày 14/4 vừa qua.
"Một số tên lửa (của Mỹ) đã không thể đánh trúng mục tiêu dự tính, rõ ràng do gặp vấn đề về kỹ thuật, và chúng tiềm ẩn nguy cơ phá hủy các cơ sở dân sự cũng như gây thương vong cho dân thường. Hai trong số tên lửa này đã được đưa tới Moscow. Quý vị có thể nhìn thấy đầu đạn của tên lửa Tomahawk ở trong đoạn trình chiếu này", ông Rudskoy nói trong cuộc họp báo.
Theo ông Rudskoy, hiện tại, các kỹ sư quân sự Nga đang nghiên cứu những mảnh vỡ tên lửa này nhằm cải thiện khả năng của hệ thống chống chiến đấu cơ. Đồng thời ông nhấn mạnh rằng hai tên lửa này sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm mục đích cải thiện, nâng cao hiệu quả phát triển vũ khí của nước Nga.
Phản ứng trước công bố này của Nga, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định rằng đó là những thông tin thiếu căn cứ và "lố bịch".
"Về việc Nga tuyên bố đang nắm giữ một tên lửa Tomahawk còn nguyên vẹn, chúng tôi không thấy có bằng chứng xác thực nào ngoài những tuyên bố của Nga với truyền thông quốc gia. Nếu tuyên bố đó là đúng, chúng tôi muốn xem ngay bằng chứng", Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eric Pahon nói.
Ông Pahon cho rằng, Nga đang sử dụng chiến dịch "bóp méo thông tin" ở Syria đồng thời khẳng định phía Nga đang tốn thời gian để phân tích, đánh giá cuộc không kích của Mỹ và đồng minh. Theo ông, Moscow nên tập trung vào nỗ lực cứu trợ nhân đạo và giải quyết một cách hòa bình cuộc khủng hoảng ở Syria.
Cùng ngày, Thượng tướng Sergey Rudskoy đã thông báo rằng Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã xác nhận rằng không hề tìm thấy các bằng chứng về vũ khí hóa học tại trung tâm nghiên cứu Barzeh tại thủ đô Damascus.
Theo ông Rudskoy, nếu cơ sở nghiên cứu Barzeh tàng trữ vũ khí hóa học, hàng nghìn người dân sinh sống tại khu vực xung quanh sẽ thiệt mạng do bị phơi nhiễm với các chất độc hóa học sau khi tên lửa phương Tây tấn công trung tâm này.
"Tuy nhiên, ngay sau vụ tấn công tên lửa, các nhân viên làm việc trong phòng nghiên cứu đều không phải đeo các đồ bảo hộ, họ hoàn toàn không bị nhiễm các chất độc hóa học", ông Rudskoy nhấn mạnh.
Chuyên gia của OPCW ngày 25/4 đã đến địa điểm thứ hai ở Douma, Syria và thu thập mẫu vật. Các mẫu vật sẽ được đưa đến Hà Lan - trụ sở của tổ chức và chuyển tới các phòng thí nghiệm để phân tích.
OPCW có nhiệm vụ xác định liệu vũ khí hóa học có thật sự được sử dụng ở Douma hay không và nếu có thì là loại nào. Họ không bắt buộc phải kết luận bên nào trong cuộc xung đột đã sử dụng chúng.
>> Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, ông Putin muốn thực hiện lời hứa trước khi tái đắc cử?
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.