Ngân hàng dồn dập giảm lãi suất cho vay, thấp nhất xuống dưới 6%
Minh Anh -
18/09/2023 15:13 (GMT+7)
(VNF) - Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng yếu, lãi suất huy động giảm nhanh, nhiều ngân hàng đua nhau công bố giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt đối với khách hàng hiện hữu, hoặc tung ra các gói cho vay ưu đãi lãi suất thấp.
Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) vừa công bố giảm lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân hiện hữu lên đến 2,6%/năm nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm.
Nhiều ngân hàng cũng triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng.
Đơn cử, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang thực hiện 3 gói vay ưu đãi có tổng quy mô tới 13.000 tỷ đồng. Lãi suất cho các khoản vay từ 5%/năm, tỷ lệ cho vay tối đa 85% và thời hạn vay lên đến 35 năm. Trong đó, gói vay cho sản xuất kinh doanh có lãi suất 5%/năm cố định trong 6 tháng đầu, lãi suất cho vay mua nhà là 5,9%/năm, vay mua xe ô tô là 7%/năm.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã triển khai nhiều gói vay có tổng giá trị lên đến 5.000 tỷ đồng, lãi suất từ 6,5% mỗi năm. Trong đó, các khoản vay mua nhà có lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,5%/năm và vay mua ô tô với lãi suất từ 9,5%/năm.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) cũng triển khai từ tháng 6 đến hết năm 2023 chương trình giảm lãi suất cho vay từ 0,5-2,5%/năm đối với dư nợ hiện hữu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở các nhóm ngành nghề khác nhau.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) mới công bố dành gói vay ưu đãi quy mô 1.000 tỷ đồng để cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất giảm đến 2%/năm. Theo đó, từ nay đến 31/12/2023, doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn tại BVBank được áp dụng lãi suất từ 8,5%/năm.
Ngân hàng Sacombank cũng dành gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn với lãi suất từ 7,5%/năm với vay sản xuất kinh doanh và từ 9%/năm với vay tiêu dùng. Nếu khách hàng lần đầu tiên mua nhà để ở đảm bảo điều kiện cần thiết, mức lãi suất cho vay chỉ từ 8%/năm.
Bên cạnh các gói tín dụng ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, kể từ đầu tháng 9 đến nay, nhiều ngân hàng công bố chương trình cho vay với lãi suất thấp dành cho khách hàng cá nhân vay để trả nợ ở ngân hàng khác.
Trong đó, lãi suất hấp dẫn nhất đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với mức từ 5,6%/năm cho vay sản xuất kinh doanh và từ 7,5%/năm cho vay tiêu dùng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho vay với lãi suất từ 6%/năm cho khoản vay ngắn hạn và từ 6,8%/năm cho khoản vay trung dài hạn.
Còn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lãi suất ưu đãi áp dụng cho khách hàng vay vốn để trả nợ trước hạn tại các ngân hàng khác linh hoạt từ 6,9%/năm trong 6 tháng đầu hoặc 7,5%/năm trong 12 tháng đầu hoặc 8% /năm trong 24 tháng đầu.
Một số ngân hàng cổ phần lớn cũng tham gia cuộc đua. Chẳng hạn, tại Techcombank, khách hàng có thể chuyển khoản vay bất động sản từ ngân hàng khác sang Techcombank với lãi suất vay từ 7,3%/năm. MB cho biết đang triển khai chương trình chuyển khoản vay bất động sản từ ngân hàng khác với lãi suất chỉ 8%/năm cố định trong 12 tháng. ACB cũng áp dụng chính sách cho khách hàng vay vốn để trả nợ trước hạn khoản vay mua bất động sản tại ngân hàng khác với lãi suất năm đầu là 8%/năm.
Động thái giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng toàn ngành trong 8 tháng đầu năm vẫn còn thấp. Đến ngày 29/8, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, mới chỉ tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%), còn cách xa so với mục tiêu 14% cả năm.
Trong khi đó, lãi suất huy động của các ngân hàng cũng đã giảm mạnh thời gian qua do tình trạng dư thừa thanh khoản. Hiện mặt bằng lãi suất huy động đã tiến sát xuống mức thấp trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Các ngân hàng đều niêm yết lãi suất dưới 7%/năm. Nhóm Big 4 và các ngân hàng tư nhân lớn đã điều chỉnh xuống dưới 6%/năm (kỳ hạn 12 tháng).
Giới chuyên gia nhận định, việc lãi suất huy động đi xuống sẽ tạo điều kiện giúp cho lãi suất đi vay hạ dần, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thời gian tới.
Chuyên gia phân tích từ Công ty CP Chứng khoán VNDirect dự báo mặt bằng lãi suất cho vay có thể tiếp tục giảm mạnh hơn 100-150 điểm cơ bản trong các tháng sắp tới.
(VNF) - Xuất khẩu là động lực quan trọng của kinh tế Việt Nam, nhưng giá trị thực tế của nó phụ thuộc vào khả năng tạo giá trị gia tăng nội địa và nguồn thu ngân sách từ thuế. Để khu vực FDI thực sự trở thành động lực bền vững, Việt Nam cần thúc đẩy nội địa hóa, điều chỉnh chính sách thuế, và đầu tư vào các ngành giá trị cao.
(VNF) - “Tài chính thông minh” - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc sẽ triển khai từ tháng 5/2025, dự kiến thu hút hơn 5 triệu học sinh tham gia ngay trong năm đầu tiên.
(VNF) - Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, việc triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng và các chính sách hỗ trợ là rất cấp bách, ngành ngân hàng thống nhất chỉ bàn làm, không bàn lùi.
(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.
(VNF) - Giá USD tại các ngân hàng hôm nay (11/4) tiếp đà giảm mạnh từ hôm qua, rời xa mốc 26.000 đồng/USD. Qua 2 phiên, giá USD tại nhiều nhà băng đã "bốc hơi" hơn 300 đồng.
(VNF) - Có ngân hàng tại Việt Nam năm 2024 trả cho nhân viên bình quân hơn 70 triệu đồng/tháng. Với giá vàng nhẫn hiện nay thì mức thu nhập mua được gần 7 chỉ vàng.
(VNF) - Tỷ giá VND/USD gần đây tăng mạnh và liên tục lập đỉnh mới. Theo giới phân tích, tỷ giá sẽ biến động nhiều hơn trong ngắn hạn, áp lực với tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường.
(VNF) - Sau nhiều phiên tăng mạnh, lên sát 26.200 đồng/USD, giá USD tại kênh ngân hàng hôm nay (10/4) quay đầu giảm mạnh, tới 200-300 đồng, giá bán ra tại nhiều nhà băng đã xuống dưới 26.000 đồng/USD.
(VNF) - Điểm nhấn trong mùa ĐHĐCĐ năm nay của các ngân hàng xoay quanh câu chuyện tăng vốn. Bên cạnh mục tiêu tiến tới tiêu chuẩn Basel III, tăng vốn còn là động lực để các ngân hàng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra.
(VNF) - Nhằm ổn định cơ cấu cổ đông, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của Eximbank, đồng thời, để giữ và duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư, Eximbank đề xuất tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 6% vốn điều lệ từng thời kỳ.
(VNF) - Tiền gửi của khách hàng vào hệ thống ngân hàng tháng 12/2024 tiếp tục đạt kỷ lục mới, gần chạm 15 triệu tỷ đồng, song tổng huy động vốn năm 2024 thấp hơn tín dụng gần 1 triệu tỷ đồng.
(VNF) - Trong khi nhiều ngân hàng yếu kém khác đã bắt đầu có những chuyển động rõ nét trong quá trình tái cơ cấu thì SCB vẫn chưa ghi nhận nhiều tiến triển đáng kể.
(VNF) - Tập đoàn UOB vừa thông tin về việc đã tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank tại Việt Nam (UOB Việt Nam) lên 10.000 tỷ đồng.
(VNF) - Theo VCBS, một số ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh tiếp cận nhóm FDI như VPBank, Techcombank và MB... sẽ gặp những thách thức ngắn hạn trong việc mở rộng tín dụng mảng này trước "cú sốc" thuế quan.
(VNF) - ACB giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16-18% trong năm 2025, dù đối mặt nhiều thách thức vĩ mô. Ngân hàng dự kiến tập trung vào mảng khách hàng cá nhân, SME và mở rộng sang doanh nghiệp lớn.
(VNF) - Vietcombank dự kiến phát hành 543,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mệnh giá 10.000/cp cho tối đa 55 nhà đầu tư để nâng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng.
(VNF) - Lãi vay hiện vẫn còn cao, các ưu đãi còn khó tiếp cận, một số doanh nghiệp phản ánh đang phải chịu lãi suất tới 11%/năm. Mức lãi suất này liệu có giảm
(VNF) - Mặc dù có mức tăng trưởng ấn tượng song theo nhiều chuyên gia, bản chất của tăng trưởng tín dụng quý I/2025 vẫn mang tính kỹ thuật nhiều hơn khi tốc độ tăng trưởng “đổ dồn” vào những tuần cuối cùng của quý.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý; khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB.
(VNF) - LPBank do ông Nguyễn Đức Thuỵ (bầu Thuỵ) làm chủ tịch dự kiến dùng 7.468 tỷ đồng để chi trả cổ tức bằng tiền mặt tới 25%, đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22,2% và thành lập LPBank AMC.
(VNF) - Chỉ trong 1 tuần, hàng trăm nghìn tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế. Tỷ giá tăng nóng, vượt 26.000 đồng/USD. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch; phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài.
(VNF) - Xuất khẩu là động lực quan trọng của kinh tế Việt Nam, nhưng giá trị thực tế của nó phụ thuộc vào khả năng tạo giá trị gia tăng nội địa và nguồn thu ngân sách từ thuế. Để khu vực FDI thực sự trở thành động lực bền vững, Việt Nam cần thúc đẩy nội địa hóa, điều chỉnh chính sách thuế, và đầu tư vào các ngành giá trị cao.