Ngân hàng lớn đón lợi nhuận tỷ USD, lãi lớn vẫn chưa hài lòng

Minh Dũng - 15/10/2024 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều ngân hàng đã hé lộ tình hình kinh doanh quý III cũng như 9 tháng đầu năm với kết quả tích cực. Tuy vậy, nhiều ngân hàng vẫn chưa thể hài lòng khi kỳ vọng lợi nhuận năm 2024 có xu hướng giảm.

Nhiều "ông lớn" ngân hàng lợi nhuận tỷ USD

Chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo về ngành ngân hàng cho thấy, nhóm các ngân hàng quốc doanh kỳ vọng biên lãi thuần (NIM) sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ trong nửa cuối năm nay. Trái lại, NIM các ngân hàng thương mại tư nhân có thể giảm nhẹ do cạnh tranh về lãi suất cho vay.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng tín dụng trong quý III đạt 11.700 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ hoặc giảm 9,6% so với quý liền trước; lũy kế 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 36.100 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng quý III của BIDV đạt 10%; cho vay bán lẻ chiếm 44% tổng dư nợ. BIDV cho hay chất lượng tài sản dự kiến ổn định trong quý IV, với tỷ lệ nợ xấu dưới 1,4%.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) tiết lộ tăng trưởng tín dụng đến quý III đạt 8,75%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và FDI vẫn là phân khúc cho vay chính của ngân hàng trong quý III.

Thu nhập từ nợ xấu đã xóa trong 9 tháng đầu năm của VietinBank phục hồi mạnh, đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ. VietinBank đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% trong quý III, nợ tái cơ cấu chiếm 1,5% tổng dư nợ. Tổng chi phí dự phòng tín dụng năm 2024 của VietinBank dự kiến đạt 25.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho hay trong 3 quý đầu năm 2024 đã ưu tiên cho vay khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và chế biến, thương mại và các doanh nghiệp FDI. Vietcombank dự báo NIM sẽ đạt khoảng 3,2% trong năm 2024.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết đã đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng từ 18-20% cho năm 2024. Tỷ lệ nợ xấu năm 2024 ước tính đạt 1,3-1,4%, khách hàng bán lẻ chiếm phần lớn tổng nợ xấu.

Còn Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt hơn 12% trong quý III. Tính đến cuối tuần thứ 3 của tháng 9, tổng thu nhập hoạt động của MBB đạt 33.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động trong riêng quý III ở mức 10.300 tỷ đồng, tăng 3,6%. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng trong quý III có thể khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đi ngang.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết đã được NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) mới là 18,4%. ACB nhận định do việc thanh lý tài sản thế chấp diễn ra chậm nên nợ xấu có thể sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2024.

Còn Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) thông tin rằng NIM có khả năng chịu áp lực trong nửa cuối năm 2024 khi lãi suất huy động bắt đầu tăng nhẹ từ tháng 5 còn lãi suất cho vay khó tăng. Về chất lượng tài sản, nợ xấu chủ yếu do phân khúc bán lẻ, đặc biệt là các khoản cho vay mua nhà. Trong quý III, tổng nợ tái cơ cấu đạt 12.000 tỷ đồng, chủ yếu từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp.

Trước đó, trong báo cáo dự báo lợi nhuận sau thuế quý III/2024, MBS đặt kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định. Trong đó, tín dụng quý III tiếp tục cải thiện so với quý II nhờ sự phục hồi của hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Lợi nhuận ròng của các ngân hàng có thể tăng 16,5% so với cùng kỳ trong quý III và là trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường chứng khoán.

MBS đánh giá một số ngân hàng như HDBank, TPBank sẽ đạt được tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhờ tăng trưởng tín dụng tốt. Eximbank và VietinBank được dự báo sẽ có tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ mức nền thấp trong quý III năm ngoái.

Saigonbank là ngân hàng đầu tiên thông báo về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024. Theo đó, dù việc triển khai các chương trình hỗ trợ lãi suất đã làm giảm thu nhập lãi thuần 3% và kéo theo lợi nhuận giảm 18% so với năm trước nhưng lợi nhuận trước thuế 9 tháng của Saigonbank vẫn ước đạt hơn 200 tỷ đồng, xấp xỉ 55% chỉ tiêu kế hoạch năm 2024.

Giảm kỳ vọng lợi nhuận năm 2024

Theo điều tra về xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý IV/2024 do Vụ Dự báo - NHNN thực hiện cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng (gồm nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ và vay vốn) của khách hàng trong quý III/2024 có cải thiện so với quý II/2024 nhưng chưa đạt được như kỳ vọng.

Trong quý IV/2024 và cả năm 2024, các TCTD dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có thể cải thiện tốt hơn so với quý III/2024 và năm 2023, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng cải thiện nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý III có cải thiện nhưng chưa đạt được như kỳ vọng ở kỳ điều tra trước.

Tỷ lệ các TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng trưởng dương so với năm 2023 là 79,6% (giảm so với tỷ lệ kỳ vọng 86,2% TCTD có cùng kỳ vọng tại kỳ điều tra trước). Bên cạnh đó, vẫn có 15,9% TCTD lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2024 (cao hơn tỷ lệ 11% TCTD kỳ vọng tại kỳ điều tra trước) và 4,4% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Ngoài ra, các TCTD chỉ kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 13,2%, điều chỉnh giảm 0,9 điểm % so với mức dự báo 14,1% tại kỳ điều tra trước.

Giới phân tích tài chính cho rằng, 2024 sẽ tiếp tục là năm tương đối khó khăn với ngành ngân hàng, song một số tổ chức tín dụng sẽ có sự cải thiện về tăng trưởng lợi nhuận.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng năm nay đạt 18% so cùng kỳ, dẫn dắt bởi thu nhập lãi tăng trưởng 19% do chi phí vốn rẻ hơn. Quy mô nợ xấu có thể sẽ giảm nhẹ vào cuối năm, khi các ngân hàng có vị thế về lợi nhuận trước dự phòng tốt hơn so với năm 2023, để tiếp tục hấp thụ và làm sạch bảng cân đối.

Big 4 ngân hàng: Doanh thu và lợi nhuận đồng loạt tăng

Big 4 ngân hàng: Doanh thu và lợi nhuận đồng loạt tăng

Ngân hàng
(VNF) - Tổng doanh thu năm 2023 của nhóm Big 4 ngân hàng đạt 662.987 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 119.682 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2022.
Cùng chuyên mục
CEO Nvidia muốn có 100 triệu 'trợ lý AI', gấp 2.000 lần nhân viên

CEO Nvidia muốn có 100 triệu 'trợ lý AI', gấp 2.000 lần nhân viên

(VNF) - CEO Nvidia Jensen Huang cho biết ông hy vọng một đội ngũ trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp tăng năng suất của Nvidia.

Hiền Đức Group: Khởi công công trình nhà ở kết hợp dịch vụ tại Hà Nội

Hiền Đức Group: Khởi công công trình nhà ở kết hợp dịch vụ tại Hà Nội

(VNF) - Hiền Đức Group vừa khởi công công trình Nhà ở kết hợp Dịch vụ tại quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của nhà phát triển bất động sản giàu tiềm lực này.

Bệnh viện 1.450 tỷ dang dở, bỏ hoang gần 15 năm ở Bắc Ninh

Bệnh viện 1.450 tỷ dang dở, bỏ hoang gần 15 năm ở Bắc Ninh

(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Cuộc sống tại TP Từ Sơn, Bắc Ninh sẽ được rà soát để xem xét chấm dứt hoạt động do dự án đã bỏ hoang gần 15 năm gây lãng phí tài nguyên đất.

Nam Định muốn làm tuyến đường sắt ven biển dài 101km nối 4 tỉnh

Nam Định muốn làm tuyến đường sắt ven biển dài 101km nối 4 tỉnh

(VNF) - Theo đề xuất của UBND tỉnh Nam Định, tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh có chiều dài 101 km, có lộ trình đầu tư sau năm 2030.

VNSTEEL dính nhiều sai phạm, gần 2.300 m2 đất 'vàng' Hà Nội giờ ra sao?

VNSTEEL dính nhiều sai phạm, gần 2.300 m2 đất 'vàng' Hà Nội giờ ra sao?

(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra sai phạm tại khu đất 2.291m2 (số 120 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội) của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL).

Một 'đại gia' Hàn Quốc muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Một 'đại gia' Hàn Quốc muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) dự kiến sẽ đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam, tạo thêm khoảng 10.000 việc làm mới.

Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

(VNF) - Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trước mắt áp dụng cho 6 mặt hàng là xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hydrogen (từ tháng 10/2023) và sẽ chính thức áp dụng tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào EU từ năm 2026.

 Đà Nẵng: Hạn mức giao đất ở cá nhân lên tới 300m2

Đà Nẵng: Hạn mức giao đất ở cá nhân lên tới 300m2

(VNF) - Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Đà Nẵng giao động từ 100 - 300m2.

Thâm nhập bến xe trăm tỷ bỏ hoang suốt 12 năm

Thâm nhập bến xe trăm tỷ bỏ hoang suốt 12 năm

(VNF) - Bến xe phía Nam Đà Nẵng được đầu tư gần 130 tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ năm 2012 nhưng đến nay gần như bỏ hoang, các hạng mục đang xuống cấp.