Lợi nhuận ngân hàng: Kỷ lục và phân hóa

Yên Nghĩa - 16/09/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Xu hướng tăng trưởng dương chiếm đa số trong bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024. Điều này được kỳ vọng tiếp diễn trong những tháng cuối năm nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ.

Lợi nhuận phân hóa

Báo cáo tài chính của 29 ngân hàng thương mại trong nước cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 14%, đạt gần 161.600 tỷ đồng. Trước đó, trong cả năm 2023, tổng lợi nhuận của 29 ngân hàng trên chỉ tăng trưởng 4,9%. Xét riêng trong quý II/2024, lợi nhuận trước thuế của 29 ngân hàng tăng trưởng 23% so với cùng kỳ, đạt khoảng 76.100 tỷ đồng.

Top 10 ngân hàng báo lãi lớn nhất trong nửa đầu năm nay chứng kiến màn “sao đổi ngôi” khi nhiều nhà băng phải nói lời “chia tay” với bảng xếp hạng quyền lực này. Theo đó, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí quán quân toàn ngành với lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm đạt 20.835 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Riêng quý II, ngân hàng này báo lãi trước thuế 10.116 tỷ đồng, tăng 9%.

Vị trí á quân thuộc về Techcombank với 15.628 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 39%. Nhờ kết quả thuận lợi trong cả mảng tín dụng và thu ngoài lãi, Techcombank đã “vượt mặt” BIDV để dẫn vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng 10 ngân hàng lãi lớn nhất 6 tháng đầu năm. Nhưng nếu xét riêng về kết quả kinh doanh quý II, BIDV lại vượt qua Techcombank với 8.159 tỷ đồng và chỉ xếp sau Vietcombank. Kết quả, BIDV báo lãi trước thuế bán niên 15.549 tỷ đồng, tăng 12,1% và đứng ở vị trí thứ 3.

Vị trí tiếp theo là MBBank với lợi nhuận trước thuế đạt 13.428 tỷ đồng, tăng 5%. Riêng quý II, MBBank đã mang về 7.633 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Agribank lại tụt hạng về vị trí thứ 5, giảm 1,7% lãi trước thuế so với cùng kỳ, chỉ còn 13.269 tỷ đồng. Chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng mạnh đã khiến lợi nhuận của "ông lớn" này tăng trưởng âm và là ngân hàng quốc doanh duy nhất ghi nhận lãi đi lùi trong nửa đầu năm.

VietinBank đứng thứ 6 với khoảng cách suýt soát với Agribank, lợi nhuận trước thuế đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng 3%. Vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng là ACB với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt gần 10.491 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Ở vị trí thứ 8 là sự xuất hiện của gương mặt quen thuộc VPBank với lợi nhuận trước thuế là 8.665 tỷ đồng, tăng mạnh 68%. Đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng là HDBank với lợi nhuận đạt 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9%. Còn đứng chót bảng là ngân hàng SHB - từ vị trí số 8 tụt xuống hạng 10. Kết thúc 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt hơn 6.860 tỷ đồng, tăng 13%.

Trong Top 10, có 7 ngân hàng đạt được mức lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng là Vietcombank, Techcombank, BIDV, MB, Agribank, VietinBank và ACB. Tổng lợi nhuận của 7 ngân hàng này đạt hơn 102.000 tỷ đồng, chiếm gần 2/3 lợi nhuận của 29 ngân hàng và tương đương khoảng 60% lợi nhuận toàn ngành.

Trong số 29 ngân hàng, có 22 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong nửa đầu năm. Mức tăng trưởng cao nhất là BVBank với hơn 283% so với cùng kỳ. Kế đến là LPBank, tăng 142% so với 6 tháng đầu năm 2023. Ngoài ra, một số nhà băng khác cũng có mức tăng trưởng vượt trội về lợi nhuận, như VPBank (68%), SeABank (61%), HDBank (49%), Nam A Bank (45%), Techcombank (39%)...

Tại ABBank, dù lợi nhuận trước thuế quý II tăng gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 311 tỷ đồng, nhưng do phải bù đắp khoản thâm hụt lợi nhuận quý I nên tổng lợi nhuận 6 tháng vẫn giảm 14%, đạt 582 tỷ đồng. Lợi nhuận 6 tháng của PGBank cũng đi lùi khi chỉ đạt gần 268 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ.

Như vậy, bức tranh kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng có sự phân hóa rõ nét. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, yếu tố chính thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng 6 tháng qua gồm: tăng trưởng tín dụng cao hơn trong quý II bù đắp cho biên lãi ròng (NIM) giảm nhẹ, thu nhập từ giao dịch ngoại hối mạnh mẽ hỗ trợ tổng thu nhập hoạt động, chi phí hoạt động được kiểm soát ở hầu hết nhà băng, trong khi trích lập dự phòng nói chung được nới lỏng...

Kỳ vọng những tháng cuối năm

Trước tình hình khả quan, triển vọng lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng dương được dự báo sẽ tiếp tục trong các tháng cuối năm 2024. Tuy nhiên, bức tranh lợi nhuận sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh. Những ngân hàng có quy mô vốn lớn, lợi nhuận sẽ tăng trưởng cao so với năm trước. Nhóm ngân hàng quy mô vốn trung bình có khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Còn nhóm ngân hàng với quy mô vốn nhỏ có thể sẽ chỉ cán mốc 70% - 80% kế hoạch lợi nhuận hoặc thấp hơn.

Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn ngành ngân hàng trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 23,8% so với cùng kỳ. Các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng, sự phục hồi của ngành ngân hàng sẽ diễn ra rõ rệt trong nửa cuối năm nay. Với giả định Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất điều hành trong năm 2024 và các ngân hàng lớn đẩy được 90% room tín dụng được giao từ đầu năm, lợi nhuận trước thuế toàn nhóm ngân hàng niêm yết năm 2024 có khả năng tăng 15% so với năm trước đó, tương đương 293.650 tỷ đồng.

Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) cũng đánh giá lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm 2024 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, song tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại so với giai đoạn 2020 - 2023 trước áp lực NIM thu hẹp và tăng trích lập dự phòng.

TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, nhìn nhận lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2024 khó có thể kỳ vọng tăng đột biến và xu hướng phân hóa tăng trưởng sẽ tiếp tục diễn ra trong nửa cuối năm nay.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý III/2024 do Ngân hàng Nhà nước công bố, các tổ chức tín dụng nhận định tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý II/2024 có cải thiện, nhưng chưa thực sự rõ nét so với quý I/2024. 70% - 75,5% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý III/2024 và cả năm 2024. 86,2% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Nhưng vẫn có 11% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2024 và 2,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Dù gặp không ít thách thức nhưng vẫn có những yếu tố giúp lợi nhuận của ngành ngân hàng khả quan hơn vào nửa cuối năm nay, ví như các yếu tố hỗ trợ từ chính sách tiền tệ và nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, giữ lãi suất điều hành ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, các ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng và cải thiện lợi nhuận. Ngoài ra, tăng trưởng GDP dự kiến đạt mức cao, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư đi lên kéo theo nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân cũng tăng. Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Song ngành ngân hàng cũng đối mặt với không ít thách thức trong năm 2024. Biến động thị trường tài chính toàn cầu, rủi ro lạm phát và xu hướng tăng trở lại của lãi suất đầu vào là những yếu tố cần được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, rủi ro nợ xấu vẫn là một mối lo ngại cần được giám sát thường xuyên để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Lộ dần bức tranh lợi nhuận ngân hàng qua những báo cáo đầu tiên

Lộ dần bức tranh lợi nhuận ngân hàng qua những báo cáo đầu tiên

Ngân hàng
(VNF) - Một số ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý II với lợi nhuận khả quan. Nhiều dự báo cho thấy lợi nhuận ngành ngân hàng có triển vọng tăng trưởng dương trong quý II và cả năm nhưng có sự phân hóa rõ rệt.
Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Tái định cư các thôn bản bị vùi lấp, gia đình mất nhà trước 31/12

Thủ tướng: Tái định cư các thôn bản bị vùi lấp, gia đình mất nhà trước 31/12

(VNF) - Đề cập đến sự tàn phá, hậu quả nặng nề và thiệt hại của người dân do bão Yagi, nhiều lần Thủ tướng nghẹn giọng, bật khóc. Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bật khóc khi nói về sự tàn phá của bão YAGI

Thủ tướng Phạm Minh Chính bật khóc khi nói về sự tàn phá của bão YAGI

(VNF) - Nhiều lần nghẹn giọng và bật khóc vì xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói đã nỗ lực hết mình, tìm phương án tốt nhất có thể, song mất mát không gì có thể bù đắp được là tính mạng và tinh thần của người dân.

‘Tổn thương’ vì bão Yagi, chứng khoán Việt chờ cú hích từ quyết định của FED

‘Tổn thương’ vì bão Yagi, chứng khoán Việt chờ cú hích từ quyết định của FED

(VNF) – Giới phân tích kỳ vọng việc FED quyết định hạ lãi suất sẽ là động lực giúp thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên.

'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'

'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'

(VNF) - Theo VINASME, các doanh nghiệp SMEs hiện gặp khó khăn cả về tiếp cận vốn tín dụng và tín chấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án có tính khả thi thấp, báo cáo tài chính còn thiếu tin cậy.

Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

(VNF) - Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng đã hé lộ nhiều đại gia trong ngành bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, việc này có thể phát sinh rủi ro quản trị hoạt động ngân hàng.

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

(VNF) - Dự án Phố đi bộ - Khu nhà ở đô thị Tiên Cát là khu đô thị có kiến trúc độc đáo tại phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

(VNF) - Tại Quảng Ninh, Bão YAGI đã làm hơn 102.000 nhà bị tốc mái; 251 nhà bị đổ sập; hơn 4.900 nhà bị ngập, sạt lở; tổng thiệt hại là khoảng 23.770 tỷ.

 Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

(VNF) - Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ, bà Đặng Huỳnh Ức My muốn thoái sạch vốn khỏi TTC Land, Chủ tịch HUD Nguyễn Việt Hùng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

(VNF) - Nổi tiếng là một nhà từ thiện kín tiếng, vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott vừa gặp một tình huống “dở khóc dở cười” khi khoản quyên góp 10 triệu USD của mình bị nhân viên đơn vị nhận tài trợ nhầm tưởng thành “thư rác”.