Lợi nhuận ngân hàng quý I/2024: Khởi sắc và phân hoá mạnh

Minh Dũng - 01/05/2024 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong quý I/2024, lợi nhuận ngành ngân hàng đã ghi nhận kết quả khởi sắc tuy nhiên vẫn có sự phân hóa. Các ngân hàng lớn và vừa đạt kết quả tích cực, trong khi các nhà băng nhỏ có lợi nhuận sụt giảm.

Xếp hạng lợi nhuận quý I/2024 của 28 ngân hàng

Đến nay, toàn bộ 28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2024.

Sau khi trải qua một năm 2023 nhiều khó khăn, lợi nhuận của các ngân hàng đã bứt tốc ngay trong quý I/2024 . Nếu năm 2023, tổng lợi nhuận của 28 ngân hàng chỉ tăng trưởng 3,8% và có nhiều thời điểm từng giảm so với năm trước thì ngay đầu quý I năm nay, lợi nhuận trước thuế của những ngân hàng này đã tăng 11%, đạt 72.087 tỷ đồng. Trong số 28 nhà băng, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ.

Cụ thể, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí “quán quân” toàn ngành về lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế quý I/2024 của ngân hàng này đạt 11.221 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Techcombank đứng vị trí “á quân” với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Lợi nhuận của Techcombank cũng bỏ khá xa các ngân hàng tư nhân trên thị trường.

Ngân hàng báo lãi nghìn tỷ ngay quý đầu năm.

BIDV xếp ở vị trí thứ ba với lãi trước thuế 7.390 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. VietinBank đứng ở vị trí thứ 4 với lợi nhuận 6.210 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, MB tụt xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng do chi phí dự phòng rủi ro tăng vọt trong bối cảnh nợ xấu gia tăng. Ngân hàng này thu về 5.795 tỷ đồng trong quý I, giảm 11%. 

Từ Top 6 đến Top 10 trong bảng xếp hạng lợi nhuận cao nhất quý I/2024 lần lượt gọi tên các nhà băng: ACB (4.892 tỷ đồng), VPBank (4.182 tỷ đồng), HDBank (4.028 tỷ đồng), SHB (4.017 tỷ đồng) và LPBank (2.886 tỷ đồng).

Trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất quý I/2024, ngoại trừ MB và ACB ghi nhận lợi nhuận giảm nhẹ so với cùng kỳ thì 8 ngân hàng còn lại đều có tăng trưởng dương.

Những vị trí dưới trong TOP 10 có sự xáo trộn đáng kể. Trong đó, VPBank đã cải thiện 4 bậc, từ ngân hàng lãi cao thứ 10 lên vị trí số 7, còn SHB lại tụt xuống hạng 9. VIB rời khỏi vị trí thứ 9, trong khi LPBank bất ngờ lọt vào TOP 10 nhờ mức tăng trưởng lợi nhuận tới 84% và đạt 2.886 tỷ đồng. LPBank đã vượt qua loạt nhà băng như Sacombank, VIB, TPBank để vọt lên Top 10 toàn ngành.

Từ vị trí thứ 11-20 trong bảng xếp hạng lần lượt là các ngân hàng: Sacombank (2.654 tỷ đồng), VIB (2.500 tỷ đồng), TPBank (1.829 tỷ đồng), MSB (1.530 tỷ đồng), SeAbank (1.506 tỷ đồng), OCB (1.214 tỷ đồng), NamAbank (1.000 tỷ đồng), Eximbank (661 tỷ đồng), BacABank (339 tỷ đồng) và VietAbank (248 tỷ đồng).

Những vị trí còn lại trong bảng xếp hạng lần lượt là: Kienlongbank (214 tỷ đồng), ABBank (178 tỷ đồng), PGBank (116 tỷ đồng), VietBank (73 tỷ đồng), BVBank (69 tỷ đồng), Saigonbank (68 tỷ đồng), BaoVietBank (8 tỷ đồng).

Trong danh sách này, có 18/28 ngân hàng báo cáo lợi nhuận tăng trưởng dương, trong đó dẫn đầu là BVBank (165%), LPBank (84%) và VPBank (64%). Ở chiều ngược lại, có 10 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận kém hơn cùng kỳ, dẫn đầu là ABBank (giảm 71%), Vietbank (giảm 63%) và SaigonBank (giảm 35%). 

Ngân hàng có mức tăng lợi nhuận nhiều nhất là Techcombank, thêm gần 2.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là VPBank với mức tăng hơn 1.600 tỷ đồng và LPBank với mức tăng hơn 1.300 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng từ đâu?

Nhìn chung, thu nhập lãi thuần tăng so với cùng kỳ do biên lãi thuần (NIM) phục hồi và chi phí dự phòng giảm là nguyên nhân chính hỗ trợ cho lợi nhuận của ngân hàng.

Theo báo cáo của “quán quân” Vietcombank, động lực tăng trưởng chính của ngân hàng này đến từ thu nhập lãi thuần (lãi từ hoạt động cho vay), tăng 18,6%, đạt hơn 14.200 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán của nhà băng này cũng có kết quả khả quan.

Trong khi đó, “á quân” Techcombank có tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 32% và 39% so với cùng kỳ năm trước, nhờ thu nhập lãi, phí và các hoạt động khác tăng trưởng ấn tượng, đồng thời duy trì quản trị chi phí chặt chẽ.

Tại VietinBank, nhà băng này cho biết, đóng góp chính vào đà tăng trưởng lợi nhuận quý I năm nay là khoản thu nhập lãi thuần tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, đạt 15.174 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh cũng ghi nhận tăng trưởng dương trong quý vừa qua.

Thu nhập lãi thuần quý I của VietinBank tăng mạnh là do tăng trưởng tín dụng tích cực. Tính riêng quý I, tăng trưởng tín dụng của VietinBank đạt 3,7% và đến cuối tháng 4 là 4,1%, cao hơn nhiều so với mức tăng chung toàn ngành (hơn 1%).

Ngoài doanh thu từ hoạt động lãi thuần, báo cáo tài chính quý I của các ngân hàng có lợi nhuận tăng trưởng cũng cho thấy, đóng góp vào bức tranh lợi nhuận của ngân hàng của mảng dịch vụ khá lớn.

Đơn cử, tại TPBank, mảng đầu tư chứng khoán đã mang về lợi nhuận đáng kể cho nhà băng này khi thu nhập từ mảng này tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm trước.

Còn MSB ghi nhận khoản lãi hơn 550 tỷ đồng từ mảng kinh doanh ngoại hối, tương đương 54% lãi thuần hoạt động này trong cả năm 2023.

Với nhóm ngân hàng sụt giảm lợi nhuận, lý do được đưa ra là phải gia tăng trích lập dự phòng rủi ro là.

Tại MB, theo lãnh đạo nhà băng này, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm đến từ thu nhập hoạt động cốt lõi kém khả quan và ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng. Thu nhập lãi thuần của MB trong quý I chỉ ở mức 9.062 tỷ đồng, giảm 11,4% so với cùng kỳ, trong khi ngân hàng này tăng khá mạnh chi phí dự phòng rủi ro với mức tăng 46,4% lên 2.707 tỷ đồng.

Giới chuyên gia nhận định, lợi nhuận của ngành ngân hàng nhìn chung sẽ vẫn yếu do hoạt động dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, nợ quá hạn có thể tăng lên, trong khi biên lãi thuần vẫn chịu áp lực và tăng trưởng tín dụng vẫn yếu.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, dự báo lợi nhuận ngân hàng cả năm nay có thể tăng 10-15% nhưng có sự phân hóa giữa các ngân hàng tùy thuộc vào năng lực tài chính, kế hoạch tăng trưởng tín dụng được phê duyệt, chất lượng tài sản, phát triển dịch vụ...

Sau đợt điều điều chỉnh mạnh, cổ phiếu ngân hàng sẽ ra sao?

Sau đợt điều điều chỉnh mạnh, cổ phiếu ngân hàng sẽ ra sao?

Ngân hàng
(VNF) - Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua 1 tuần thê thảm khi VN-Index giảm điểm mạnh nhất trong vòng một năm rưỡi qua. Sau cú điều chỉnh mạnh vừa qua, nhiều người băn khoăn triển vọng cổ phiếu ngân hàng sẽ như thế nào trong thời gian tới?
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hơn 320 gian hàng từ 15 quốc gia tại triển lãm MTA Vietnam 2024

Hơn 320 gian hàng từ 15 quốc gia tại triển lãm MTA Vietnam 2024

(VNF) - Ngày 2/7, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. HCM, đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm lần thứ 20 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo (MTA Vietnam 2024).

Hoàng Anh Gia Lai cạn tiền, Bầu Đức 'khất nợ’ 4.400 tỷ đồng trái phiếu

Hoàng Anh Gia Lai cạn tiền, Bầu Đức 'khất nợ’ 4.400 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - Hoàng Anh Gia Lai dự kiến sẽ tất toán nợ trái phiếu vào quý III/2024, sau khi thu hồi nợ từ HAGL Agrico và thanh lý tài sản.

Zalopay ra mắt nhận diện thương hiệu mới

Zalopay ra mắt nhận diện thương hiệu mới

(VNF) - Tại sự kiện “Mở giới hạn. Mới trải nghiệm” diễn ra chiều nay, Zalopay đã chính thức công bố định hướng và diện mạo mới nhằm khẳng định sứ mệnh phục vụ nhu cầu tài chính đa dạng của người dùng.

Hà Nội tính chi hơn 55 tỷ USD làm 600km đường sắt đô thị

Hà Nội tính chi hơn 55 tỷ USD làm 600km đường sắt đô thị

(VNF) - Thông tin này được Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết tại tờ trình đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

HDBank chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu tổng tỷ lệ 30%

HDBank chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu tổng tỷ lệ 30%

(VNF) - Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank – HoSE: HDB) vừa công bố Nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc triển khai chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 30%, gồm 10% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu.

Nhà thầu lao đao vì nợ chồng chất, chủ đầu tư chây ì chiếm dụng vốn

Nhà thầu lao đao vì nợ chồng chất, chủ đầu tư chây ì chiếm dụng vốn

(VNF) - Các nhà thầu xây dựng phải chịu tới 4 loại bảo lãnh, trong khi ở chiều ngược lại, chủ đầu tư không có bất cứ bảo lãnh gì về khả năng thanh toán. Điều này dẫn đến tình trạng các nhà thầu xây dựng bị chiếm dụng vốn, nợ đọng lớn, khó khăn về tài chính và ảnh hưởng nặng nề đến kết quả kinh doanh.

Thủ tướng mong sớm có người Việt tham gia lãnh đạo Samsung Việt Nam

Thủ tướng mong sớm có người Việt tham gia lãnh đạo Samsung Việt Nam

(VNF) - Nhắc lại mong muốn có người Việt tham gia ban lãnh đạo của Samsung Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, nếu phối hợp công nghệ quản lý của Hàn Quốc với trí tuệ người Việt Nam thì chắc chắn sẽ thành công.

Tăng trưởng suy yếu, loạt ngân hàng phương Tây cắt giảm việc làm tại Trung Quốc

Tăng trưởng suy yếu, loạt ngân hàng phương Tây cắt giảm việc làm tại Trung Quốc

(VNF) - Các tổ chức tài chính phương Tây tại Trung Quốc đã cắt giảm nhân sự ngân hàng đầu tư nhiều nhất trong nhiều năm sau khi sự suy thoái của thị trường ảnh hưởng đến lợi nhuận và ngăn cản đà mở rộng tại nước này.

Chương trình bình chọn dự án đáng sống 2024: Có sự tham gia của nhà ở xã hội

Chương trình bình chọn dự án đáng sống 2024: Có sự tham gia của nhà ở xã hội

(VNF) - Chương trình bình chọn dự án đáng sống 2024 sẽ có sự tham gia của các dự án nhà ở xã hội nhằm góp phần hưởng ứng đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”

Xếp dỡ Hải An bất ngờ bán công ty con sau nửa năm thâu tóm

Xếp dỡ Hải An bất ngờ bán công ty con sau nửa năm thâu tóm

(VNF) - Năm 2023, Xếp dỡ Hải An đã chi 124 tỷ đồng để mua lại hơn 4,6 triệu cổ phần, tương đương 51,54% vốn tại Dịch vụ Cảng Lưu Nguyên Cái Mép.