Ngân hàng mở: Đa tiện ích nhưng hoạt động cầm chừng

Phạm Quang Minh - Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam - 19/11/2022 09:44 (GMT+7)

(VNF) - Người tiêu dùng giờ đây chỉ cần lướt ngón tay trên điện thoại thông minh là có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng toàn diện. Đó chính là nhờ công nghệ ngân hàng mở đã cho phép mở rộng hệ sinh thái phục vụ khách hàng trên nền tảng công nghệ số. Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại và hiểu lầm khiến mô hình ngân hàng mở vẫn còn hoạt động cầm chừng.

VNF

Kết nối mở rộng hệ sinh thái

Theo cách truyền thống, ngân hàng lưu sẽ giữ tất cả dữ liệu giao dịch và tài khoản khách hàng vì lý do bảo mật. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính và công ty công nghệ nhận thấy lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba để phát triển dịch vụ đa dạng hơn. Việc chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba được gọi là “Ngân hàng mở” (Open Banking).

Vì thế, ngân hàng mở còn được biết tới với cách gọi dữ liệu ngân hàng mở. Dữ liệu này chính là thông cá nhân và tài chính của khách hàng. Các ngân hàng và tổ chức tài chính cho phép bên thứ ba quyền truy cập và khai thác các dữ liệu này dựa trên sự đồng ý của khách hàng về điều khoản dịch vụ khi sử dụng dịch vụ tài chính trực tuyến.

Bên thứ ba ở đây thường là các công ty khởi nghiệp công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến. Các dữ liệu ngân hàng mở có thể được dùng trong việc kiểm tra thông tin, xác thực tài khoản, lịch sử giao dịch tài chính và tổng hợp dữ liệu để phân tích hành vi khách hàng. Từ đó, bên thứ ba có thể tạo ra chương trình kinh doanh phù hợp và tiếp cận trực tiếp với khách hàng.

Open banking được phát triển bằng công nghệ mã nguồn mở API (Application Programming Interface). Mục đích chính của API hoạt động trong Open banking là giúp kết nối các tài khoản của khách hàng và cho phép truy cập, truy xuất và đối chiếu các giao dịch giữa tổ chức tài chính với khách hàng để đảm bảo tính xác thực thông qua giao diện lập trình ứng dụng.

Với phương thức đó, ngân hàng mở có tác động tích cực đến các thành phần khác nhau trong hệ sinh thái dịch vụ tài chính. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng mở khuyến khích sự đổi mới giữa các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, giúp có được nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.

Đối với doanh nghiệp, ngân hàng mở giúp hiểu hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó điều chỉnh các dịch vụ sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp. Và nó còn cho phép người tiêu dùng kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu tài chính, cung cấp quyền truy cập vào các công cụ quản lý tiền kỹ thuật số được cá nhân hóa hiệu quả hơn.

Bằng cách mở giao diện lập trình ứng dụng (API), các ngân hàng có thể hợp tác với các tổ chức tài chính khác và các công ty fintech để cung cấp các dịch vụ, ứng dụng mới hấp dẫn, thúc đẩy các dòng doanh thu mới.

Cụ thể, người tiêu dùng có thể thanh toán tất cả các hóa dịch vụ như điện, nước, vé máy bay, đóng viện phí, bảo hiểm hay nộp thuế… thông qua các ứng dụng ngân hàng hay dịch vụ xác thực ví điện tử liên kết với tài khoản ngân hàng… chính là nhờ các ứng dụng công nghệ ngân hàng mở và phát triển các API.

Theo đó, một ngân hàng có thể mở hàng chục API cho các bên đối tác thứ ba, là các nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ, hoặc các trung gian thanh toán.

Tuy được đánh giá có nhiều lợi ích nhưng báo cáo “Hãy đối thoại cởi mở” (“Let’s talk openly”) của nền tảng ngân hàng đám mây Mambu đã chỉ ra rằng, ngân hàng mở vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Theo báo cáo này, có tới 52% số người được hỏi trên toàn cầu chưa từng nghe nói về “Ngân hàng mở” và hơn 50% cho rằng các ngân hàng tỏ ra không mặn mà khi hỗ trợ khách hàng về vấn đề này.

Một khảo sát khác mới đây của Mastercard cũng cho thấy, ngày càng có nhiều người đang sử dụng ngân hàng mở nhưng một nửa trong số đó không biết về nó.

Đáng chú ý, báo cáo của Mambu còn cho thấy ở phạm vi toàn cầu, có tới 57% khách hàng bày tỏ quan ngại lớn nhất khi đề cập đến chủ đề chia sẻ dữ liệu của ngân hàng mở. Vấn đề bảo mật này cũng đang được các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam nỗ lực giải thích đầy đủ về lợi ích và sự an toàn để giải tỏa sự e ngại của khách hàng.

Cơ chế cho mô hình mới

Hiện nay, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã ứng dụng ngân hàng mở. Tuy nhiên, mô hình này vẫn đang hoạt động cầm chừng chờ các văn bản hướng dẫn cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước.

Ở châu Âu (EU), ngân hàng mở thường hoạt động theo quy định để tăng cạnh tranh và đổi mới. EU đã sửa đổi chỉ thị về dịch vụ thanh toán (PSD2), theo đó bắt buộc tất cả các ngân hàng từ năm 2019 cho phép khách hàng của họ chia sẻ thông tin tài khoản một cách an toàn với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác.

Thông qua công cụ theo dõi ngân hàng mở của Mastercard, quý I/ 2022 đã ghi nhận 535 nhà cung cấp bên thứ 3 đăng ký cung cấp thông tin tài khoản hoặc dịch vụ thanh toán ban đầu với các cơ quan quản lý quốc gia EU.

Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu khu vực, khi đạt được tỉ lệ tăng trưởng 40% chỉ trong thời gian ngắn (từ 2015 đến 2021). Nhiều nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa toàn diện 100%, cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số.

Sự tăng trưởng này cho thấy nhu cầu và xu thế để các ngân hàng chuyển đổi số và áp dụng mô hình ngân hàng mở để bắt kịp nhu cầu tăng nhanh của khách hàng, cũng như gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường với các fintech và big tech.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở phát triển toàn diện tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành các cơ chế chính sách, xây dựng khung pháp lý để đáp ứng triển vọng cũng như xu hướng tất yếu của hoạt động ngân hàng hiện đại.

Đến nay, Ngân hàng Nhà nước bước đầu xây dựng, thử nghiệm và dần hoàn thiện khung pháp lý để quản lý hoạt động Open Banking, Theo đó, nghiên cứu, xây dựng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện chương trình ứng dụng Open API là một trong số nhiệm vụ trọng tâm.

Ngân hàng Nhà nước cũng nghiên cứu để ban hành chuẩn dữ liệu mở, tạo điều kiện cho các ngân hàng cũng như cộng đồng Fintech hướng tới một hệ thống ngân hàng mở. Mục đích không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số mà còn tạo sân chơi bình đẳng trong hệ thống các ngân hàng.

Các ngân hàng thương mại cũng đã nhận thức được tiềm năng, thách thức cũng như nhu cầu cấp thiết phải đáp ứng yêu cầu của hệ sinh thái ngân hàng mở. Để không bị tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, mỗi ngân hàng đều đang chủ động xây dựng kế hoạch đón bắt xu thế chung.

Cùng chuyên mục
Quy định mới về tách thửa đất: Điều kiện, yêu cầu diện tích tối thiểu là bao nhiêu?

Quy định mới về tách thửa đất: Điều kiện, yêu cầu diện tích tối thiểu là bao nhiêu?

(VNF) - Nhiều địa phương như Bắc Giang; Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định… vừa có quyết định mới về tách thửa sau khi Luật Đất đai mới có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng vốn 1.060 tỷ đồng cho 6 dự án giao thông

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng vốn 1.060 tỷ đồng cho 6 dự án giao thông

(VNF) - Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa thông qua nhiều nghị quyết liên quan đến lĩnh vực đầu tư công.

Quỹ đầu tư xanh: Toàn cầu đã bùng nổ, Việt Nam mới chập chững

Quỹ đầu tư xanh: Toàn cầu đã bùng nổ, Việt Nam mới chập chững

(VNF) - Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường quỹ xanh toàn cầu phản ánh rõ nét xu hướng đầu tư bền vững ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, dù mới chập chững những bước đi đầu tiên, thị trường quỹ xanh đã bắt đầu thu hút sự quan tâm và hứa hẹn sẽ trở thành một phần quan trọng của hệ thống tài chính xanh.

Được bán tới 20% công suất điện mặt trời mái nhà lên lưới

Được bán tới 20% công suất điện mặt trời mái nhà lên lưới

(VNF) - Dự thảo Nghị định cho phép điện mặt trời mái nhà không dùng hết được bán lên lưới không quá 20% công suất.

Tuyến đường 5.300 tỷ đồng nối Bình Dương và Bình Phước

Tuyến đường 5.300 tỷ đồng nối Bình Dương và Bình Phước

(VNF) - Tuyến đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng có tổng vốn đầu tư 5.256 tỷ đồng với chiều dài gần 48 km sẽ kết nối 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước với hàng loạt KCN bám dọc tuyến.

Trương Mỹ Lan đề nghị các ngân hàng trả lại 17.320 tỷ đồng

Trương Mỹ Lan đề nghị các ngân hàng trả lại 17.320 tỷ đồng

(VNF) - Chiều 23/9, Tòa án Nhân dân TP. HCM tiếp tục phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Ông Đỗ Thắng Hải từng lĩnh án 3 năm tù trước khi thăng tiến lên chức Thứ trưởng

Ông Đỗ Thắng Hải từng lĩnh án 3 năm tù trước khi thăng tiến lên chức Thứ trưởng

(VNF) - Năm 1988, bị can Đỗ Thắng Hải từng bị TAND TP. Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng treo, thời gian thử thách 4 năm về tội “Đầu cơ”.

Nutifood thâu tóm 51% cổ phần Kido Foods

Nutifood thâu tóm 51% cổ phần Kido Foods

(VNF) - Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods), sở hữu 51% cổ phần.

Hà Nội đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm

Hà Nội đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm

(VNF) - Bộ Tư lệnh Thủ đô vừa có tờ trình gửi UBND thành phố Hà Nội về việc bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

 Landmark 72: Số phận long đong của tòa nhà cao nhất Hà Nội

Landmark 72: Số phận long đong của tòa nhà cao nhất Hà Nội

(VNF) - Landmark 72 - tòa tháp cao nhất nhì Việt Nam và cao nhất Thủ đô - có số phận khá long đong khi liên tục bị sang tên, đổi chủ.