'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết việc xác định việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong suốt giai đoạn 2016-2020.
"Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD", Phó Thống đốc đánh giá.
Đến nay, theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, về cơ bản, các TCTD đã tập trung xây dựng, tích cực triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra. Chất lượng tín dụng của các TCTD được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%. Quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản trị, tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được nâng cao hơn.
Cùng với đó, tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát, xử lý. Công tác thanh tra, giám sát được tăng cường hơn.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD.
Đầu tiên là việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II của một số TCTD, nhất là các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước còn khó khăn.
Thứ hai, tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước còn chậm, phụ thuộc vào nội dung phương án cơ cấu lại tổng thể của tập đoàn/tổng công ty nhà nước.
Thứ ba, việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản bảo đảm (TSBĐ) của một số TCTD còn khó khăn trong trường hợp TSBĐ cho các khoản nợ bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh.
Ngoài ra, một số TCTD vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42; thực hiện quyền áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế khi xử lý TSBĐ và nộp án phí theo bản án, quyết định của Tòa án các cấp…
Bên cạnh đó, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trong các tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến an toàn hoạt động ngân hàng cũng như kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu toàn ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020.
"Nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, làm đình trệ sản xuất kinh doanh, rủi ro tín dụng sẽ có xu hướng gia tăng và áp lực nợ xấu sẽ là rất lớn. Do vậy, việc thực hiện mục tiêu về kiểm soát nợ xấu cũng như các mục tiêu khác tại Quyết định 1058 đến cuối năm 2020 là thách thức rất lớn đối với ngành ngân hàng", Phó Thống đốc nhận định.
Thời gian tới, lãnh đạo NHNN cho biết sẽ phối hợp đưa ra các giải pháp để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết số 42.
Cùng với đó, xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính và quản trị điều hành của các TCTD, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế.
Đặc biệt, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho hay sẽ xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng.
Liên quan đến vấn đề luật hóa xử lý nợ xấu, ông Đỗ Giang Nam - Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) bày tỏ rằng Nghị quyết số 42 dù đã và đang phát huy hiệu quả, nhưng nghị quyết chỉ mang tính chất thí điểm, có hiệu lực 5 năm kể từ ngày 15/8/2017.
"Do đó, sau thời điểm Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nếu không có văn bản thay thế thì có thể làm quá trình xử lý TSBĐ bị kéo dài, các nhà đầu tư mua, bán nợ xấu nghi ngại về khả năng xử lý các khoản nợ đã mua để thu hồi vốn", lãnh đạo VAMC cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.