Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, thống kê của VietnamFinance đối với 25 ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020 có đầy đủ thuyết minh (*) cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng đã tăng 22% trong 6 tháng qua, từ mức trên 79.100 tỷ đồng lên mức trên 96.400 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo đó tăng từ mức 1,44% cuối năm 2019 lên mức 1,7% kết thúc tháng 6/2020.
Trong số 25 ngân hàng trong diện thống kê, chỉ có 4 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm, bao gồm: NamABank, SeABank, Techcombank và VPBank.
Tăng mạnh nhất là Kienlongbank khi vọt từ 1,02% lên 6,59%, do ngân hàng này ghi nhận khoản nợ xấu đột biến của nhóm khách hàng có tài sản bảo đảm là lượng lớn cổ phiếu STB. Kế đó là VietBank (tăng 0,56 điểm%), SHB (tăng 0,54 điểm%), VietinBank (tăng 0,54 điểm%), ABBank (tăng điểm 0,42%), VIB (tăng 0,41 điểm%), Eximbank (tăng 0,38%)...
Trên thực tế, việc tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng mạnh ở thời điểm này không đồng nghĩa với diễn biến nợ xấu ở các ngân hàng trên đang trở nên xấu hơn các ngân hàng khác. Trong một số trường hợp, đơn thuần là do lựa chọn của các ngân hàng, chẳng hạn muốn ghi nhận nợ xấu sớm hơn để giảm áp lực ghi nhận trong tương lai, hoặc ít nợ xấu tái cơ cấu theo Thông tư 01, hoặc do ưu tiên lợi nhuận nên chỉ dùng lượng ít dự phòng để xóa nợ xấu, do tỷ lệ nợ xấu đã quá cao nên trước mắt không để tăng mạnh thêm...
Hiện Kienlongbank đang đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu nội bảng trong danh sách thống kê, tính đến hết tháng 6/2020. Tiếp đó là PGBank (3,07%), ABBank (2,73%), VPBank (2,61%), SHB (2,45%), VIB (2,37%), Saigonbank (2,27%)...
Mặc dù nợ xấu nội bảng tăng mạnh nhưng dự phòng rủi ro - "bộ đệm" vốn giúp xóa nợ xấu - cũng đang theo kịp khi tăng thêm 20% trong 6 tháng đầu năm, từ mức trên 69.000 tỷ đồng lên trên 82.600 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng cuối tháng 6/2020 giữ ở mức 86% (cuối năm 2019: 87%).
Tuy nhiên, đi sâu hơn, có sự phân hóa rất rõ rệt. Nhiều ngân hàng giảm mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng trong 6 tháng đầu năm 2020, như Kienlongbank (giảm 70 điểm%), VietinBank (giảm 39 điểm%), ACB (giảm 31 điểm%), ABBank (giảm 14 điểm%), LienVietPostBank (giảm 12 điểm%), HDBank (giảm 11 điểm%), SHB (giảm 10%).
Ở chiều ngược lại, Vietcombank tăng rất mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng (thêm 75 điểm%). Kế đó là TPBank (tăng 15 điểm%), Techcombank (tăng 14 điểm%), NamABank (tăng 11 điểm%) và MB (tăng 11 điểm%).
Hiện Vietcombank đang dẫn đầu danh sách thống kê về tỷ lệ này với con số lên đến 254% (nghĩa là cứ 100 đồng nợ xấu hiện có thì ngân hàng đã "để dành" ra 254 đồng dự phòng tổn thất).
ACB, BacABank, MB, TPBank và Techcombank là các ngân hàng cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng trên 100%, lần lượt 144%, 122%, 121%, 113% và 109%.
Dưới 50% có các ngân hàng như: SeABank, ABBank, Saigonbank, PGBank và Kienlongbank.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là một tiêu chí để đánh giá mức độ chống chịu của ngân hàng đối với tổn thất mà nợ xấu gây ra. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dự báo ngân hàng sẽ phải ghi nhận thêm lượng lớn nợ xấu trong tương lai, tỷ lệ bao phủ nợ xấu càng cao càng đảm bảo ngân hàng sẽ chống chịu tốt trong "cơn bão nợ xấu" sắp tới, lợi nhuận theo đó sẽ ổn định hơn bởi áp lực trích lập dự phòng ít hơn.
(*) Bao gồm: ABBank, ACB, BacABank, BIDV, Eximbank, HDBank, Kienlongbank, LienVietPostBank, MB, MSB, NamABank, NCB, OCB, PGBank, Sacombank, Saigonbank, SeABank, SHB, Techcombank, TPBank, VIB, VietBank, Vietcombank, VietinBank và VPBank (dữ liệu báo cáo tài chính hợp nhất, riêng HDBank và VPBank sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính riêng lẻ do dữ liệu hợp nhất chịu ảnh hưởng lớn bởi công ty tài chính tiêu dùng)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.