Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu nông sản Quốc tế tại Agribank chi nhánh 9. Tính đến ngày 18/5/2021, dư nợ của công ty này tại Agribank là hơn 105 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là hơn 69 tỷ đồng, dư nợ lãi là hơn 36,4 tỷ đồng.
Giá khởi điểm của khoản nợ này là 105,6 tỷ đồng.
Một khoản nợ khác với giá trị tương đương là của Công ty Cổ phần Tân Hoàng Thắng tại Agribank Chi nhánh 9. Tạm tính đến ngày 24/3/2021, dư nợ của công ty này tại Agribank là hơn 104 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là hơn 43 tỷ đồng, dư nợ lãi là hơn 61 tỷ đồng.
Giá khởi điểm của khoản nợ này được phía Agribank công bố là hơn 43,2 tỷ đồng, chưa bằng một nửa tổng dư nợ của Công ty Tân Hoàng Thắng tại ngân hàng này.
Ngoài ra, ngân hàng này cũng thông báo bán đầu giá khoản nợ của Nông trường Sông Hậu và Công ty Đầu tư Royal Việt Nam, với dư nợ lần lượt là hươn 348 tỷ đồng và hơn 146 tỷ đồng.
Giá khởi điểm cho khoản nợ của Nông trường Sông Hậu được phía Agribank đưa ra là 228,9 tỷ đồng, còn giá khởi điểm cho khoản nợ của Công ty Đầu tư Royal Việt Nam là 108 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: Agribank sắp đấu giá loạt khoản nợ hơn trăm tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: KLB) dự kiến phát hành hơn 41,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, tương đương tỷ lệ phát hành là 13%.
Tại ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 13 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán.
Tính đến ngày 31/12/2020, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Kienlongbank là hơn 443 tỷ đồng.
Thời gian phát hành dự kiến chậm nhất là ngày 30/9/2021, sau khi được Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Thời gian hoàn thành việc tăng vốn điều lệ dự kiến chậm nhất là ngày 31/10/2021.
Sau phát hành, vốn điều lệ của Kienlongbank sẽ tăng từ hơn 3.236 tỷ đồng lên hơn 3.652 tỷ đồng, tương đương hơn 365 cổ phiếu trong đó có 3,8 triệu cổ phiếu quỹ.
Theo danh sách cổ đông đính kèm nghị quyết thông qua việc thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, tỷ lệ khối ngoại hiện tại là 0,01%, tương đương 36.000 cổ phiếu KLB. Kienlongbank hiện không có cổ đông lớn sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên.
>>> Xem thêm: Kienlongbank sẽ trả cổ tức năm 2020 bằng hơn 41 triệu cổ phiếu trước ngày 30/9
Nghị định số 58/2021/NĐ-CP về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng vừa được Chính phủ ban hành quy định cụ thể điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng. Nghị định nêu rõ: Công ty thông tin tín dụng chỉ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận là: "Thông tin tín dụng là dữ liệu, số liệu, dữ kiện liên quan của khách hàng vay tại tổ chức tham gia của công ty thông tin tín dụng.
Công ty thông tin tín dụng phải là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp để hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định tại Nghị định này. Tên công ty phải có cụm từ 'thông tin tín dụng'."
Cũng theo Nghị định, công ty cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần có hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau: có tối thiểu 2 đường truyền số liệu, mỗi đường truyền của 1 nhà cung cấp dịch vụ; có cơ sở hạ tầng thông tin có khả năng tích hợp, kết nối được với hệ thống thông tin của tổ chức tham gia; có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật có khả năng thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5.000.000 khách hàng vay; có phương án bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin; có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quá 4 giờ làm việc.
Cùng với đó, công ty cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: Muốn cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng phải có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là "TCTD").
Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo thông tư là việc bổ sung rõ các quy định xếp hạng TCTD loại (D) - Yếu và loại (E) - Yếu kém mà không dựa trên điểm số xếp hạng.
Cụ thể, các TCTD sẽ bị xếp hạng (D) nếu lâm vào một trong 2 trường hợp.
Thứ nhất, không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) trong thời gian 03 tháng liên tục.
Thứ hai, không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) trong thời gian 06 tháng liên tục.
Trong khi đó, các TCTD sẽ bị xếp hạng (E) nếu chưa được NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và lâm vào một trong 3 trường hợp sau đây.
Thứ nhất, mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai, số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ.
Thứ ba, không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật các tổ chức tín dụng trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục...
>>> Xem thêm: Sửa quy định xếp hạng TCTD để xây dựng đề án cơ cấu lại hệ thống giai đoạn 2021 - 2025
Thống kê cho thấy chỉ trong 3 tháng vừa qua, cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tăng tới 34% tính tới kết thúc phiên gần nhất. Mức đỉnh cho tới thời điểm này được thiết lập vào ngày 4/6 ở mức giá 54.000 đồng/cổ phiếu.
Nhìn lại quý I/2021, VietinBank là một trong những ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhất, lên đến 168% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đứng thứ hai toàn ngành, một phần quan trọng nhờ giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Trong báo cáo phân tích công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo lợi nhuận trước thuế quý II/2021 của VietinBank ở mức 6.265 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
VDSC cho rằng VietinBank có khả năng vượt 1 tỷ USD lợi nhuận trước thuế vào năm 2021, do chi phí huy động vốn được cải thiện tốt hơn dự kiến, chủ yếu là do tiền gửi có kỳ hạn bình quân giảm và áp lực chi phí tín dụng thấp nhờ diễn biến chuyển nhóm tích cực của nợ xấu là trợ lực cho ngân hàng.
Cụ thể, mức lợi nhuận trước thuế năm 2021 dự báo đạt 24.802 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù triển vọng trong ngắn hạn là khá tích cực nhưng về dài hạn, VDSC cho rằng VietinBank còn có những khó khăn.
Được biết gần đây, VietinBank được phép tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên phương pháp tăng vốn này chỉ làm tăng vốn điều lệ mà không làm tăng vốn chủ sở hữu nên không tác động đáng kể đến hệ số an toàn vốn.
VDSC khuyến nghị "Trung lập" đối với cổ phiếu CTG với giá mục tiêu là 51.700 đồng/cổ phiếu.
>>> Xem thêm: Tăng 34% chỉ trong 3 tháng, cổ phiếu CTG có còn hấp dẫn?
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.