Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ năm 2021 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế kỳ vọng đạt 7.510 tỷ đồng, tăng 29,4% so với năm 2020. Quy mô tài sản dự kiến tăng lên trên 300.000 tỷ đồng, mức độ tăng trưởng là 25,5%.
Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay khách hàng, trái phiếu doanh nghiệp và mua nợ) dự kiến đạt 224.800 tỷ đồng. Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá kỳ vọng đạt 234.790 tỷ đồng trong năm nay.
Bên cạnh kế hoạch kinh doanh năm 2021, một nội dung quan trọng khác mà HĐQT VIB trình ĐHCĐ là phương án tăng vốn điều lệ.
Cụ thể, VIB đề xuất phương án tăng vốn dưới hình thức chia cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và tăng vốn bằng phát hành chào bán cổ phiếu.
Theo đó, VIB dự kiến dùng hơn 4.437 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng quy mô vốn lên tối đa là hơn 15.531 tỷ đồng, tương ứng số cổ phần tăng thêm là trên 443 triệu đơn vị.
Sau khi thực hiện tăng vốn bằng hình thức này, HĐQT đề xuất ĐHCĐ phê duyệt phương án tăng vốn thông qua chào bán tối đa hơn 46,5 triệu cổ phiếu. Mức vốn điều lệ sau khi chào bán tối đa đạt hơn 15.997 tỷ đồng.
ĐHCĐ thường niên năm 2021 của VIB sẽ được tổ chức vào ngày 24/3 tới đây.
>>> Xem thêm: VIB kỳ vọng lợi nhuận năm 2021 tăng 29%, muốn nâng vốn điều lệ lên gần 16.000 tỷ
Trong báo cáo phân tích công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định trong năm 2020, Vietcombank đã tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá để thu hút nhiều khách hàng tín dụng hơn, đưa Vietcombank trở thành ngân hàng tăng dư nợ cho vay lớn nhất trong năm.
Cùng với đó, doanh thu phí bảo hiểm bancassurance diễn ra đúng kế hoạch.
Năm 2021, phía SSI cho biết ban lãnh đạo của Vietcombank đặt kế hoạch tăng trưởng tài sản, tiền gửi và tín dụng lần lượt là 6%, 8% và 12% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và biên lãi thuần NIM dự kiến lần lượt là dưới 1% và 3,1%. LNTT dự kiến tăng 12% so với cùng kỳ lên 25,2 nghìn tỷ đồng.
SSI ước tính LNTT của Vietcombank năm 2021 đạt 29,3 nghìn tỷ đồng (tăng 27,3% so với cùng kỳ), với giả định tăng trưởng tín dụng, tiền gửi và tài sản lần lượt là 12,8%, 10,9% và 14% so với cùng kỳ.
"Chúng tôi ước tính NIM sẽ tăng nhẹ lên 3,03% với chi phí vốn được cải thiện và tốc độ tăng trưởng cho vay liên ngân hàng thấp hơn. Do đó, chúng tôi ước tính thu nhập đầu tư ròng (NII) sẽ tăng 16,4% so với cùng kỳ. Chúng tôi ước tính thu nhập phí ròng sẽ tăng 8,2% so với cùng kỳ, nhờ bancassurance (tăng 60% so với cùng kỳ) và dịch vụ thanh toán (tăng 20% so với cùng kỳ), trong khi thu nhập ngoài lãi khác ước tính tăng 2,9% so với cùng kỳ", chuyên gia giả định.
Hệ số chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) ước tính tăng lên 34%. Trong khi đó, chi phí trích lập dự phòng ước tính giảm 19,5% so với cùng kỳ, với tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu tương đương mức năm 2020 và khả năng nợ xấu mới hình thành thấp hơn trong năm 2021.
Đáng chú ý, SSI kỳ vọng Vietcombank sẽ phát hành riêng lẻ với giá 100.000 đồng/cổ phiếu.
>>> Xem thêm: SSI: Lợi nhuận Vietcombank năm 2021 sẽ tăng hơn 27%
Trong báo cáo công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho hay lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mặt bằng thấp trong tháng 2 đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng ở tất cả các nhóm ngân hàng.
Lãi suất trung bình 6 tháng và 12 tháng của toàn ngành ngân hàng trong tháng 2 đang ở mức 4,85% và 5,69%, cùng giảm xấp xỉ 1,5% so với cùng kỳ và gần như đi ngang so với tháng trước đó. Trong 2 tháng đầu năm, các dự án vẫn chưa được triển khai trên diện rộng, do đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn đang được duy trì ở trạng thái dồi dào.
"Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát và việc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 chuẩn bị được triển khai, trong khi lạm phát tăng trở lại (chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2 tăng 1,52% so với tháng 1 – mức tăng tháng 2 cao nhất trong vòng 8 năm gần đây), lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ có diễn biến tăng trở lại trong thời gian tới", chuyên gia của BVSC dự báo.
Trước đó, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng cảnh báo về áp lực lạm phát, kéo theo đó là khả năng lãi suất tăng.
Theo quan điểm của KBSV, áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh trong quý II và quý III với mức nền thấp trong năm 2020 do giá xăng bán lẻ tạo đáy dưới tác động của dịch Covid-19.
>>> Xem thêm: Lãi suất huy động 'nóng' dần theo lạm phát
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, UPCoM: PGB) vừa công bố thông tin và tài liệu về ĐHCĐ thường niên năm 2021 với kế hoạch lợi nhuận trước thuế kỳ vọng đạt 310 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 45%.
Quy mô tài sản dự kiến tăng trưởng nhẹ hơn 3% lên 37.349 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng kế hoạch đến cuối năm 2021 đạt 27.640 tỷ đồng, tổng huy động vốn kế hoạch đạt 32.518 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 7,8% và 13,3% so với thực hiện năm 2020.
Về vấn đề xử lý và thu hồi nợ, ban lãnh đạo PG Bank dự kiến thu hồi tổng cộng 723,8 tỷ đồng, trong đó nợ xấu nội bảng là 308 tỷ đồng, nợ bán cho VAMC là 367 tỷ đồng (kể cả thu từ những khoản vay đã tất toán trái phiếu), thu nợ (gốc và lãi) đã sử dụng dự phòng rủi ro là 48,6 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu năm 2021 dự kiến là 2,5%.
Một nội dung quan trọng mà HĐQT PG Bank trình đại hội là việc sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank).
Theo đó, nội dung sáp nhập giữa 2 ngân hàng đã được ĐHCĐ của PGBank thông qua đồng hồ sơ chấp thuận nguyên tắc cũng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận năm 2018.
Tuy nhiên, giao dịch sáp nhập giữa 2 ngân hàng đến nay vẫn chưa chính thức được chấp thuận. Ban lãnh đạo PG Bank cho rằng thời gian sáp nhập kéo dài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng này, do đó sẽ trình ĐHCĐ thường niên năm 2021 xem xét thông qua việc dừng giao dịch sáp nhập vào HDBank.
>>> Xem thêm: PG Bank trình ĐHCĐ dừng sáp nhập vào HDBank
Sau khi hủy giao dịch tại hệ thống UPCoM vào ngày 25/2, hơn 700 triệu cổ phiếu BAB đã chính thức chào sàn HNX vào ngày 3/3 vừa qua với mức giá tham chiếu 16.000 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động +/- 30%.
Ngay trong phiên sáng, BAB đã tăng kịch trần lên mức giá 20.800 đồng/cổ phiếu và duy trì đến hết phiên chiều, tổng khối lượng giao dịch trong cả phiên là 3.200 đơn vị.
Phát biểu tại buổi lễ khai trương niêm yết, bà Thái Hương - Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc BAC A BANK cho biết: “Chính thức niêm yết cổ phiếu trên HNX ngày hôm nay, chúng tôi cam kết, việc tuân thủ công bố thông tin, đảm bảo quyền và lợi ích của cổ đông theo khuôn khổ pháp lý, chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ liên quan đến giao dịch, đăng ký và lưu ký cổ phiếu BAB luôn là điều kiện tiên quyết và ưu tiên hàng đầu”.
BAB đóng cửa phiên 5/3 ở mức giá 25.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 17.700 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: Cổ phiếu của BAC A BANK tăng kịch trần 30% trong ngày chào sàn HNX
Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa có thông báo về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á với mã chứng khoán SSB.
Theo đó, gần 1,21 tỷ cổ phiếu SSB của SeABank sẽ chính thức được giao dịch trên HoSE từ ngày 24/3/2021. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 16.800 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên +/-20%.
Kết thúc năm tài chính 2020, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt gần 1.729 tỷ đồng, tăng 24%, hoàn thành 115% kế hoạch 2020.
Tổng tài sản của SeABank tính đến cuối năm 2020 đạt 180.207 tỷ đồng, tăng 14,5%. tổng dư nợ thị trường 1 đạt 108.869 tỷ đồng, tăng 10,5%; tổng huy động thị trường 1 đạt 113.276 tỷ đồng tăng 18%.
Trong năm 2020, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỷ đồng lên gần 12.088 tỷ đồng, trở thành một trong 13 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
>>> Xem thêm: Hơn 1,2 tỷ cổ phiếu SeABank sẽ giao dịch trên HoSE từ 24/3
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 dự kiến trình ĐHCĐ, trong khi kế hoạch kinh doanh năm 2020 vẫn chưa được thông qua.
Theo đó, quy mô tài sản năm 2021 của Eximbank dự kiến tăng 10% so với năm 2020 lên 177.000 tỷ đồng. Ban lãnh đạo ngân hàng đặt kế hoạch huy động vốn 148.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng dự kiến đạt 117.000 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 10% và 15% so với mức thực hiện năm 2020.
Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước thông báo mức tăng trưởng tín dụng năm 2021 khác với mức tăng này, phía Eximbank cho biết sẽ thực hiện theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng dự kiến duy trí dưới hoặc bằng 2,5%/tổng dư nợ.
Về lợi nhuận, Eximbank kỳ vọng thu về 2.150 tỷ đồng lãi trước thuế cả năm 2021, tăng trưởng dự kiến ở mức 63%. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra thì đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 8 năm gần đây của Eximbank.
Được biết, Eximbank sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 3 vào ngày 26/4 tới đây tại Hà Nội sau nhiều lần hủy và hoãn. Với việc ĐHCĐ năm 2020 vẫn chưa diễn ra, kế hoạch kinh doanh năm 2020 do HĐQT đề ra cũng chưa được các cổ đông thông qua.
>>> Xem thêm: Eximbank đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 tăng 63%, 2.150 tỷ đồng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.