'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Quang Trung, Hà Nội thông báo bán đấu giá khoản nợ hơn 100 tỷ của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Trường Phát (địa chỉ số 2B1, ngõ 140, phố Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội).
Tài sản đảm bảo của khoản nợ là quyền sử dụng 834m2 đất trong tổng thể mảnh đất có diện tích 2.832m2 tại số 2-4 phố Đội Nhân, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP. Hà Nội thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế (ICC) cùng dây chuyền sản xuất giấy CHM A4-4 và máy đóng đai tự động.
Tổ chức đấu giá tài sản là Công ty Đấu giá Hợp danh Bến Thành (địa chỉ số 336 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP. HCM).
Giá khởi điểm mà BIDV đưa ra để đấu giá khoản nợ này là 98 tỷ đồng (chưa bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu/sử dụng tài sản, phí đăng ký và các chi phí khác).
Tiền đặt trước là 9,8 tỷ đồng, tương đương 10% giá khởi điểm. Thời gian nộp tiền đặt trước là trong 3 ngày 14,15,16/9 tại tổ chức đấu giá. Khoản nợ sẽ được bán đấu giá vào ngày 17/9/2020 tại Công ty Đấu giá Hợp danh Bến Thành chi nhánh Hà Nội (P403 tầng 4 tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa).
>>> Xem thêm: BIDV rao bán khoản nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư TM&DV Trường Phát, giá khởi điểm 98 tỷ
Theo đó, để xử lý khoản nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Tân Phong, Sacombank đã tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất tại số 245/61B Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP. HCM.
Diện tích của khu đất là 6.327m2, được bán đấu giá với giá khởi điểm là 355 tỷ đồng (giá chưa bao gồm VAT). Khu đất này được Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Tân Phong ủy quyền cho Sacombank toàn quyền định đoạt để xử lý nợ.
Ngoài ra, một tài sản khác đang được Sacombank rao bán là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất tại địa chỉ số 41-45 đường 281 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, TP. HCM của khách hàng Trầm Phong Xuân và khách hàng Kiên Thị Kiều.
Được biết, tài sản gắn liền với đất là khách sạn Ngân Kiều, bao gồm 1 tầng trệt, 8 tầng ở và 1 sân thượng. Diện tích khuôn viên là 614,25m2, diện tích xây dựng là 393m2, diện tích sử dụng là hơn 4.000m2.
Giá khởi điểm mà Sacombank đưa ra cho tài sản đảm bảo này là 122 tỷ đồng, trong đó bên mua tài sản đấu giá tự thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đồng thời phải chịu thanh toán toàn bộ các khoản thuế, chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản.
>>> Xem thêm: Sacombank rao bán 2 bất động sản trị giá hơn trăm tỷ đồng để xử lý nợ xấu
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP. HCM (địa chỉ 19/5 Hoàng Quốc Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM) sẽ tiến hành bán đấu giá khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo của Công ty Cổ phần Phát triển Giải trí Xứ sở Hạnh Phúc phát sinh theo hợp đồng tín dụng giữa công ty này và OceanBank.
Tài sản đảm bảo của khoản nợ trên bao gồm quyền sử dụng 190.852m2 đất tại thửa đất số 975 tờ bản đồ số 4 xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, Long An - do UBND tỉnh Long An cấp cho Công ty Phú An ngày 10/08/2010. Được biết, đây là vị trí thực hiện dự án Happyland.
Ngoài ra, 4,2 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Gia Định (Công ty Gia Định) thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông, quyền tài sản hình thành từ hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty Cổ phần Phát triển giải trí Xử Sở Hạnh Phúc và Công ty Phú An và khinh khí cầu AEROPHILE 5500 loại được neo bằng dây tại chỗ với sức chở 30 người cũng là tài sản đảm bảo của khoản nợ này.
Thời gian tổ chức đấu giá là ngày 17/9/2020.
Giá khởi điểm được OceanBank đưa ra là hơn 292 tỷ đồng, thấp hơn gần 3 lần so với mức giá 817 tỷ đồng mà khoản nợ này từng được OceanBank rao bán hồi cuối năm 2018 nhưng không thành công.
Được biết, đây là lần thứ 5 OceanBank công bố thông tin về việc bán đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Phát triển giải trí Xử sở Hạnh Phúc.
>>> Xem thêm: OceanBank tiếp tục bán đấu giá khoản nợ liên quan đến dự án Happyland
Theo nhận định của TS Nguyễn Đức Thành, việc liên tục mua vào USD của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết nếu không VND sẽ lên giá, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Thành nhấn mạnh thêm những năm gần đây, nhờ chính sách ổn định tỷ giá và lãi tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ bằng 0, hiện tượng đô la hóa đã giảm đáng kể. Do đó, đối với chính sách ngoại tệ, chỉ cần duy trì ổn định tỷ giá là được, không cần phải dùng đến biện pháp tăng giá VND.
Vị chuyên gia này cho rằng sắp tới, khi có phục hồi kinh tế sau Covid-19, nhu cầu USD của Việt Nam có thể tăng nhanh trở lại, Việt Nam sẽ phải sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp. Khi đó, dự trữ ngoại hối có thể giảm hoặc ít nhất cũng không tăng như vừa qua.
"Tóm lại, việc dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng không phải là một kỳ tích, vì nó chỉ đơn giản là phản ánh diễn biến của nền kinh tế, cũng như quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Và trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng đó là chính sách phù hợp. Chỉ cần lưu ý, là nên trung hòa vừa đủ số ngoại hối mua được, tránh gây lạm phát", ông Thành khuyến nghị.
>>> Xem thêm: TS Nguyễn Đức Thành: Việt Nam nên tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết trong nửa đầu năm 2020, tăng trưởng thu nhập dịch vụ tại các ngân hàng niêm yết yếu đi đáng kể, khi chỉ đạt 9,9%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 42,1% trong nửa đầu năm 2019.
Dù vậy, theo VDSC, mảng dịch vụ của các ngân hàng vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn.
Trong đó, thu nhập phí thanh toán và phí thẻ được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng do xu hướng khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với định hướng của các ngân hàng tập trung vào mảng bán lẻ và đầu tư vào chuyển đổi số.
Thống kê cho thấy tổng số lượng thẻ đang lưu hành và số lượng tài khoản thẻ tại các ngân hàng vẫn có xu hướng tăng trưởng trong các năm trở lại đây, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.
Ngoài ra, phí bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng) dự kiến sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho mảng dịch vụ, nhờ xu hướng gia tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm và tỷ trọng kênh bancassurance trong tổng thu nhập phí bảo hiểm (đặc biệt là mảng nhân thọ).
Kênh bancassurance đóng góp 16,4% vào tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ nửa đầu năm 2020, so với mức 5,9% của năm 2019. Đáng lưu ý, xu hướng chuyển dịch sang phân phối qua kênh bancassurance đang trở nên rõ ràng hơn trong mảng nhân thọ khi tỷ trọng đóng góp của kênh này trong tổng doanh thu phí bảo hiểm mới năm 2019 đạt 29%, tăng nhanh từ mức 10,0% của năm 2016.
Do đó, về tổng thể, VDSC vẫn kỳ vọng mảng bancassurance của các ngân hàng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tốt và là động lực chính của thu nhập dịch vụ trong giai đoạn tới.
>>> Xem thêm: Kỳ vọng kênh thanh toán và bảo hiểm 'thúc' nguồn thu dịch vụ ngân hàng bật tăng trong năm 2021
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sẽ phát hành hơn 131 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019, đồng thời chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu phát hành thêm là 21/9/2020.
Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu là 14%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận 14 cổ phiếu mới.
Tỷ lệ chào bán cổ phiếu mới là 15,0212%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách được hưởng 1 quyền mua; cổ đông sở hữu 100 quyền mua được mua thêm 15,0212 cổ phần mới phát hành.
SeaBank cho biết số cổ phiếu lẻ phát sinh trong quá trình phát hành sẽ được giao cho công đoàn hội sở quản lý, làm nguồn cổ phiếu cho các chương trình thưởng cho cán bộ nhân viên của ngân hàng này.
Những cổ phiếu không chào bán hết cho cổ đông hiện hữu sẽ được HĐQT của SeABank chào bán cho cổ đông hiện hữu khác và bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Sau khi chia cổ tức và chào bán cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu, vốn điều lệ của SeABank dự kiến sẽ tăng từ 9.369 tỷ đồng lên 12.088 tỷ đồng.
Quy mô vốn điều lệ của SeABank trong suốt 3 năm qua đã tăng nhanh từ mức 5.466 tỷ đồng ở năm 2017 lên 7.688 tỷ đồng vào năm 2018 và tăng lên 9.369 vào năm 2019.
Được biết, phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn điều lệ đã được ban lãnh đạo SeABank thông qua ở ĐHCĐ tổ chức vào tháng 4/2020 và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận vào cuối tháng 6/2020.
>>> Xem thêm: SeABank chốt thời gian phát hành cổ phiếu, tăng vốn lên trên 12.000 tỷ đồng
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.