'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ý kiến từ lãnh đạo NHNN cho biết, năm 2022 là một năm vô cùng thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ khi cùng một lúc chịu áp lực bởi xu hướng tăng lạm phát, lãi suất, đồng USD trên phạm vi toàn cầu và những khó khăn của thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp ở trong nước.
Bước sang năm 2023 tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Người đứng đầu Quỹ tiền tệ quốc tế vừa mới nhận định 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi suy thoái, và cảnh báo thế giới sẽ đối mặt với một năm 2023 khó khăn hơn. Trong nước, lạm phát cơ bản đang có xu hướng tăng cao trong khi vẫn cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, những khó khăn trên thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được giải quyết căn bản.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phân tích, để tháo gỡ khó khăn, ách tắc thanh khoản trong nền kinh tế, cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thực hiện giảm, giãn thuế, điều chỉnh giá bất động sản...để khơi thông dòng tiền giữa các khu vực trong nền kinh tế.
“Nếu quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể gây hệ lụy và rủi ro trong tương lai vì các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo”, bà Hồng cảnh báo.
Về phía mình, lãnh đạo NHNN cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng tập trung thực hiện các giải pháp cải cách, đơn giản thủ tục cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, cần các giải pháp chính sách hỗ trợ khác từ phía nhà nước như bảo lãnh tín dụng, các các chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được thực thi hiệu quả...
>>> Xem thêm: Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tín dụng của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo
Ngành ngân hàng đã trải qua một năm 2022 đầy biến động trước ảnh hưởng từ thị trường quốc tế, áp lực tỷ giá, lãi suất tăng cao.
Bước sang năm 2023, giới phân tích cho rằng ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều trở ngại hơn do hi sinh lợi nhuận (NIM thu hẹp), chính sách tiền tệ bị thắt chặt và những bất ổn vĩ mô, tăng trưởng tín dụng chậm lại và đối mặt với những lo ngại về chất lượng tài sản.
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định, lợi nhuận năm 2023 của các ngân hàng sẽ khó duy trì tốc độ tăng trưởng cao như năm 2022, đồng thời kỳ vọng chi phí dự phòng sẽ bắt đầu gia tăng kể từ quý IV/2022.
Công ty cổ phần KB Securities Việt Nam (KBSV) cho rằng tăng trưởng cung tiền sẽ chịu tác động trái chiều. Song điều tích cực là NHNN sẽ có dư địa để nới lỏng chính sách hơn trong năm 2023 khi áp lực tỷ giá và lạm phát được dự báo bớt căng thẳng hơn so với năm 2022, khi các đứt gãy chuỗi cung ứng dần được cải thiện và nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sụt giảm giúp giá hàng hoá hạ nhiệt. KBSV dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 13-14 %, huy động tăng cao đạt 12% giúp cung tiền tăng trở lại 13%
NHNN đánh giá 2023 là năm kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023, NHNN cho biết sẽ tiếp tục bám sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành thận trọng, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng; điều tiết tiền tệ hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.
>>> Xem thêm: Ngân hàng đối mặt một năm siết chặt, thách thức tham vọng thu lợi chục nghìn tỷ
Trên thị trường thế giới, giá USD từ ngày 5/1 đến sáng 6/1 đã quay đầu đi lên. Vào lúc 10h45' ngày 6/1 (giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY) - so sánh đồng USD với rổ 6 đồng tiền chủ chốt - ở mức 105,09 điểm, tăng 0,04%. Trước đó, vào ngày 5/1, chỉ số DXY có lúc đạt 105,27, mức cao nhất kể từ ngày 8 tháng 12/2022.
Đồng USD tăng vọt lên mức cao nhất 4 tuần sau khi dữ liệu việc làm và tiền lương tháng 12 mà Chính phủ Mỹ cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn duy trì được sức mạnh, củng cố triển vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể tiếp tục lộ trình tăng lãi suất mạnh mẽ. Dữ liệu này giúp các nhà đầu tư có thêm cơ sở để đánh giá Ngân hàng Trung ương Mỹ có khả năng tăng lãi suất cao đến mức nào và trong bao lâu.
Ở thị trường trong nước, giá USD ngày 6/1 cũng nhích tăng.
Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 6/1 ở mức 23.605 đồng/USD, tăng 2 đồng so với hôm qua. Áp dụng biên độ 5%, tỷ giá trần mà các ngân hàng được phép giao dịch hôm nay là 24.785 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.425 đồng/USD.
Tỷ giá giao ngay được Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên ở mức 23.450 đồng/USD ở chiều bán và 24.780 đồng/USD ở chiều bán ra.
Trong khi đó, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại ngày 6/1 tăng/giảm trái chiều.
>>> Xem thêm: Giá USD tăng lên mức cao nhất 4 tuần
Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ chậm lại, trong khoảng 11-12%. Nguyên nhân làm tăng trưởng tín dụng chậm lại là do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và lãi suất tăng; áp lực lạm phát; căng thẳng thanh khoản...
Tương tự, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định tăng trưởng tín dụng năm 2023 chỉ khoảng 11-12% do cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng cùng với các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm và quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành.
"Hé lộ" về hạn mức tín dụng năm 2023, ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN - cho hay: "Chỉ tiêu tín dụng năm 2023 sẽ được NHNN xem xét rất thận trọng nhưng không có nghĩa là cứng nhắc. Riêng với điều hành tín dụng năm 2023 cũng như các năm gần đây, NHNN luôn có thông điệp rất rõ ràng đó là NHNN luôn luôn hỗ trợ, cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát. Luôn lấy mục tiêu lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong điều hành tăng trưởng tín dụng".
Lý giải vì sao NHNN thận trọng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023, ông Quang cho hay: Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế như IMF, WB luôn cảnh báo về mức độ rủi ro, an toàn thông qua tỷ lệ đòn bẩy tín dụng.
Hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam là một trong nước cao nhất, lên tới 124%. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 12%/năm kéo dài thời gian tới, tín dụng luôn tăng trưởng gấp đôi GDP, rõ ràng tỷ lệ đòn bẩy tín dụng càng tăng cao, gây áp lực rủi ro tới hệ thống, đặc biệt là an toàn hệ thống ngân hàng trong bối cảnh năng lực tài chính của nhiều ngân hàng chưa đáp ứng được chuẩn mực quốc tế.
>>> Xem thêm: Tiếp tục chính sách thắt chặt, huy động vốn khó khăn: Tín dụng 2023 không dễ dàng
Được mệnh danh là “cổ phiếu vua”, nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng 45% lợi nhuận và 38% vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm này thường được coi là nhóm dẫn dắt thị trường khi có tính thị trường rất cao, do đặc thù số lượng cổ phiếu lưu hành lớn.
Năm 2022 là một năm không mấy khả quan của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng không tránh khỏi xu hướng giảm giá. Hết năm 2022, có tới 25/27 mã cổ phiếu ngân hàng hạ giá, với mức giảm đạt trên 2 chữ số.
Trong đó, có tới 5 mã mất hơn 50% giá trị như: VBB (-59%), BVB (-58%), KLB (-52%), ABB (-51%), PGB (-50%).
Nhiều mã cổ phiếu “quốc dân”, đứng đầu về thanh khoản cũng bốc hơi mạnh trong năm qua. Đơn cử, SHB (-49%), TCB (-48%), STB (-29%), MBB (-29%), CTG (-20%)…
Đầu tuần này, hai cổ phiếu ngân hàng duy nhất giữ được sắc xanh trong năm 2022 là VCB và BID nhưng mức tăng không nhiều. BID tăng 4% lên mức 38.600 đồng/cp, còn VCB chỉ nhích nhẹ 1,5% lên 80.000 đồng/cp.
Trong năm 2023, thách thức vẫn hiện hữu đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhưng giới phân tích vẫn kỳ vọng tích cực đối với nhóm ngành này. Đợt sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán trong năm 2022 đã đưa giá cổ phiếu ngân hàng về mức thấp trong 10 năm qua. Vùng giá hiện nay tương đối hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn và ưa chuộng cổ phiều ngân hàng, đặc biệt là những nhà băng có chất lượng tài sản vững chắc, bộ đệm dự phòng mạnh mẽ với triển vọng tăng trưởng bền vững.
>>> Xem thêm: Giá ở mức thấp lịch sử, cuối năm mua gom cổ phiếu ngân hàng
Theo ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh trong năm 2022 với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tiếp tục tăng tương ứng là 96,5% và 87,3% so với năm 2021.
Đáng chú ý, năm 2022 tiếp tục ghi nhận tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022.
Trước đó, theo NAPAS, tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 26% năm 2020 xuống mức 12% năm 2021.
Như vậy, con số tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt hiện chỉ bằng 1/4 so với cách đây 2 năm.
Đáng chú ý, năm 2022 tiếp tục ghi nhận tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022. Tỷ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tiếp tục tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022.
Theo ông Minh, dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR cũng có sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 1 năm ra mắt, thanh toán bằng mã VietQR đã trở thành một trong các hình thức thanh toán phổ biến và được thị trường đón nhận vì sự thuận tiện, đơn giản và chi phí thấp. Riêng đối với chương trình miễn, giảm phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ, tổng phí NAPAS đã giảm cho các tổ chức thành viên trong năm 2022 đạt 1.743 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: Lượng người dân rút tiền mặt qua ATM giảm mạnh
Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét tiếp tục ưu tiên tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước trong bối cảnh quy mô vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn của các NHTM vốn nhà nước còn ở mức rất khiêm tốn so với nhu cầu phát triển cũng như chuẩn mực quốc tế.
Ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cho hay, do vốn điều lệ thấp nên theo quy định thì với quy mô tín dụng hiện tại, Agribank không còn đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu để tăng trưởng tín dụng vì vậy trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng của Agribank chỉ ở mức thấp so với bình quân chung toàn hệ thống.
Chủ tịch Agribank khẳng định, cấp vốn điều lệ cho Agribank là việc rất cấp thiết, bởi chỉ khi đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu cho tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2023, Agribank mới có nguồn lực để phục vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tam nông.
"Chính phủ cần tạm ứng cấp vốn điều lệ cho Agribank 6.753 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua dự toán ngân sách cấp vốn điều lệ cho Agribank trong năm 2023," Chủ tịch Agribank kiến nghị.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ trình Quốc hội tăng vốn điều lệ cho Agribank để đảm bảo đáp ứng hệ số CAR theo quy định vì hiện nay với số vốn điều lệ của Agribank đã sát với ngưỡng cho phép nếu không tăng vốn điều lệ sẽ hạn chế cả hoạt động huy động vốn lẫn cho vay.
Còn ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN tiếp tục cho phép các NHTM Nhà nước được tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2022 để tăng nguồn lực tài chính, đảm bảo chỉ số an toàn vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước.
Trước các mong muốn tăng vốn của nhóm 4 NHTM vốn nhà nước, NHNN đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này.
>>> Xem thêm: Nguy cơ hụt sức trong cuộc đua, ngân hàng dồn dập xin tăng vốn
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.