Ngân hàng tuần qua: MB muốn bán vốn cho Viettel, HDBank ước lãi quý I vượt 2.000 tỷ đồng

Hải Đường - 10/04/2021 09:52 (GMT+7)

(VNF) - SeABank kỳ vọng lãi trước thuế tăng trên 39%; BAC A BANK muốn tăng vốn lên 7.531 tỷ đồng; HDBank ước lãi quý I vượt 2.000 tỷ đồng; OCB đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 25%; MB muốn bán vốn cho Viettel là những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

VNF
Năm 2021, MB đặt kế hoạch tổng tài sản tăng 11%. Dư nợ tín dụng tăng khoảng 10-11%. Tỷ lệ nợ xấu tối đa 1,5%.

SeABank kỳ vọng lãi trước thuế tăng trên 39%, nâng vốn điều lệ lên 15.328 tỷ đồng

Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2021, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) dự kiến tổng tài sản năm 2021 đạt 198.229 tỷ đồng, tăng 10% so với giá trị năm 2020. Huy động tiền gửi của khách hàng kế hoạch đạt 124.277 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách đạt 122.978 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 9,7% và 13%. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến duy trì dưới 3%.

SeABank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2021 thu về 2.414 tỷ đồng, tăng 39,6% so với mức thực hiện năm 2020 và cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục mà ngân hàng này chưa từng ghi nhận trong lịch sử hoạt động.

Về phương án phân phối lợi nhuận, HĐQT SeABank đề xuất sử dụng phần lợi nhuận còn lại chưa phân phối năm 2020 sau khi đã trích lập các quỹ để chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Theo tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần của SeABank, ban lãnh đạo ngân hàng này đề xuất thay đổi vốn điều lệ thành 15.328 tỷ đồng, cao hơn vốn điều lệ tại thời điểm đầu năm 2021 là hơn 3.200 tỷ đồng. Việc thay đổi này chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sửa đổi, bổ sung mức vốn điều lệ trên Giấy phép hoạt động của SeABank.

Hiện SeABank chưa công bố tờ trình về việc tăng vốn điều lệ. Theo mức vốn mới mà ngân hàng này dự kiến sửa đổi ở nội dung đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, số cổ phiếu mà SeABank phải phát hành tương ứng là hơn 324 triệu đơn vị.

>>> Xem thêm: SeABank kỳ vọng lãi trước thuế tăng trên 39%, nâng vốn điều lệ lên 15.328 tỷ đồng

BAC A BANK muốn tăng vốn lên 7.531 tỷ đồng, lãi sau thuế mục tiêu 700 tỷ đồng

Mức vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK, HNX: BAB) tại thời điểm cuối năm 2020 là 7.085 tỷ đồng. Ngân hàng này dự kiến phát hành thêm hơn 44,6 triệu cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức cho các cổ đông, qua đó nâng vốn điều lệ lên trên 7.531 tỷ đồng. Số cổ phiếu mới này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

BAC A BANK dự kiến hoàn tất phương án tăng vốn trên trước khi kết thúc năm tài chính 2021. Với số tiền huy động được, ngân hàng dự kiến dùng 30 tỷ đồng để đầu tư tài sản cố định và phát triển mạng lưới, hơn 406 tỷ đồng để cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên và 10 tỷ đồng vào đầu tư khác.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2021, căn cứ vào vốn điều lệ dự kiến đạt 7.531 tỷ đồng, BAC A BANK đặt kế hoạch tổng tài sản mục tiêu đạt 125.510 tỷ đồng, tăng 7% so với mức thực hiện năm 2020.

Huy động vốn từ thị trường 1 (từ dân cư và các tổ chức kinh tế) dự kiến đạt 99.851 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 88.179 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 8% và 11%. Trong đó chỉ tiêu tăng trưởng của hoạt động cho vay khách hàng có thể sẽ được thay đổi, điều chỉnh theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng dự kiến kiểm soát dưới 1,5%. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 kỳ vọng thu về 700 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với mức thực hiện năm 2020.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) dự kiến dao động trong khoảng 0,6-0,7%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) dự kiến từ 8-9%, đều tăng nhẹ so với năm 2020.

>>> Xem thêm: BAC A BANK muốn tăng vốn lên 7.531 tỷ đồng, lãi sau thuế mục tiêu 700 tỷ đồng

MB muốn bán vốn cho Viettel, dự kiến lợi nhuận tăng 20% trong năm 2021

Năm 2021, MB đặt kế hoạch tổng tài sản tăng 11%. Dư nợ tín dụng tăng khoảng 10-11%. Tỷ lệ nợ xấu tối đa 1,5%.

Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế năm 2021 dự kiến tăng 20% lên khoảng 13.200 tỷ đồng. Cổ tức năm 2021 dự kiến 10-15%.

MB dự kiến triển khai tăng vốn điều lệ giai đoạn 2021 - 2023 thông qua: phát hành cổ phần phổ thông để trả cổ tức hàng năm cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ dự kiến 10-15%/năm; phát hành cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ 1-2%/vốn điều lệ MB/năm (tổng 3 năm tối đa không quá 4% vốn điều lệ MB tại thời điểm 31/12/2023) cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính/tài chính - công nghệ (fintech)/kinh doanh nền tảng viễn thông/kinh doanh chuỗi có khả năng và sẵn sàng hợp tác để tạo nền tảng liên kết, phát triển khách hàng, tạo hệ sinh thái số nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho MB (bao gồm một hoặc một số cổ đông lớn hiện hữu của MB).

Tại đại hội tới, MB sẽ trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ, gồm 3 cấu phần: tăng vốn điều lệ thêm 9.795 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phần phổ thông để trả cổ tức với tỷ lệ 35%; tăng vốn điều lệ thêm dự kiến tối đa 700 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ mới và tăng vốn điều lệ thêm dự kiến 192,4 tỷ đồng thông qua việc phát hành dự kiến 19,24 triệu cổ phần phổ thông cho cán bộ chủ chốt và nhân viên tài năng.

Theo đó, ở cấu phần thứ hai (tăng vốn điều lệ thông qua phát hành riêng lẻ), số lượng cổ phiếu chào bán cụ thể cho các nhà đầu tư được lựa chọn như sau: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội (Viettel) tối đa 43 triệu cổ phần, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương Mại và xuất nhập khẩu Viettel tối đa 27 triệu cổ phần.

>>> Xem thêm: MB muốn bán vốn cho Viettel, dự kiến lợi nhuận tăng 20% và cổ tức 10-15% trong năm 2021

HDBank ước lãi quý I vượt 2.000 tỷ đồng, tăng trưởng 67%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HoSE: HDB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I ước tính trước thềm ĐHCĐ thường niên.

Theo đó, HDBank ước lãi trước thuế quý I đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lợi nhuận riêng lẻ đạt hơn 1.819 tỷ đồng, gấp gần 2 lần quý I/2020.

Đáng chú ý, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ cao gấp gần 2 lần quý I/2020, ghi nhận quý thứ ba liên tiếp hoạt động này đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng như trên.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 26%, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt trên 2%, đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Tính đến hết quý I/2021, dư nợ của HDBank đạt khoảng 198.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,2% so với thời điểm cuối năm 2020. Tỷ lệ an toàn vốn CAR (Basel II) đạt tới 12%.

>>> Xem thêm: HDBank ước lãi quý I vượt 2.000 tỷ đồng, tăng trưởng 67%

OCB đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 25%, muốn nâng vốn lên trên 14.448 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2021. Theo đó, ngân hàng này dự kiến tổng tài sản năm 2021 đạt 183.500 tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2020. Tổng huy động từ thị trường 1 (từ dân cư và tổ chức kinh tế) đạt 136.700 tỷ đồng, tổng dư nợ thị trường 1 đạt 113.000 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 26% và 25%.

Tỷ lệ nợ xấu dự kiến kiểm soát dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng thu về 5.500 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 25% so với mức thực hiện năm 2020.

Lãi trước thuế của OCB vượt 1.000 tỷ đồng vào năm 2017 với mức tăng trưởng “khủng” 111%. Mức tăng trưởng trên 100% tiếp tục được duy trì trong năm 2018 và chững lại ở năm 2019 và 2020 với tăng trưởng lợi nhuận lần lượt là 46,7% và 36,7%.

Ngoài kế hoạch kinh doanh năm 2021, OCB cũng trình đại hội phương án tăng vốn điều lệ qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Vốn điều lệ của OCB sẽ tăng lên trên 14.448 tỷ đồng sau khi hoàn tất phát hành tổng cộng gần 349 triệu cổ phiếu mới. Số vốn huy động được dự kiến dùng hơn 868 tỷ đồng cho mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất và hơn 2.620 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư cho vay.

>>> Xem thêm: OCB đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 25%, muốn nâng vốn lên trên 14.448 tỷ đồng

Saigonbank đề xuất mức cổ tức 5% sau 3 năm liền giữ lại lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) dự kiến tổng tài sản năm 2021 tăng nhẹ 1,64% so với thực hiện năm 2020 lên 24.336 tỷ đồng. Vốn huy động theo kế hoạch là 20.230 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 16.560 tỷ đồng, lần lượt tăng 1,77% và 4,5% so với thực hiện năm 2020.

Thanh toán đối ngoại dự kiến đạt 300 triệu USD. Lợi nhuận trước thuế năm 2021 kỳ vọng tăng trưởng 11,45%, dự kiến thu về 135 tỷ đồng.

Phía Saigonbank cho biết kế hoạch kinh doanh này được xây dựng trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam và trên thế giới. Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng, Saigonbank sẽ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2021 để phù hợp với diễn biến của dịch bệnh.

HĐQT Saigonbank trình đại hội phân phối lợi nhuận năm 2020 với tỷ lệ 5%. Phần lợi nhuận còn lại dùng để chia cổ tức sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định là hơn 168 tỷ đồng.

Được biết, Saigonbank đã 3 năm liên tiếp không chia cổ tức cho các cổ đông. Lần phần phối lợi nhuận gần nhất cho cổ đông là đợt chia cổ tức năm 2016 với tỷ lệ 4%, tương đương số tiền mà Saigonbank đã chi ra là 123,2 tỷ đồng.

>>> Xem thêm: Saigonbank đề xuất mức cổ tức 5% sau 3 năm liền giữ lại lợi nhuận

SCB báo lãi quý I đạt hơn 266 tỷ đồng, sắp chào bán 500 triệu cổ phần cho cổ đông

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2021 với mức lợi nhuận tăng đột biến.

Tính đến ngày 31/03/2021, quy mô tài sản của SCB đạt 660.580 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 351.386 tỷ đồng, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tiếp tục đạt 598.458 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 5,5%, 19,7%.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại thời điểm cuối quý I/2021 lần lượt là 1,1% và 0,79%.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của SCB đạt gần 420 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh chứng khoán đạt 419 tỷ đồng, lần lượt tăng 155,8% và tăng 157,8% so với cùng kỳ năm 2020.

SCB báo lãi trước thuế quý I đạt hơn 266 tỷ đồng, cao gấp 12 lần quý I/2020.

Ngoài ra, SCB cũng thông báo về việc chào bán 500 triệu cổ phần (tương đương 5.000 tỷ đồng) cho cổ đông hiện hữu. Việc cháo bán này nằm trong phương án tăng vốn điều lệ của SCB giai đoạn 2020-2030, trong đó riêng năm 2021 sẽ tăng thêm 5.000 tỷ đồng, cả giai đoạn dự kiến tăng thêm 15.000 tỷ đồng.

>>> Xem thêm: SCB báo lãi quý I đạt hơn 266 tỷ đồng, sắp chào bán 500 triệu cổ phần cho cổ đông

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

(VNF) - Bộ Tài nguyên Môi trường vừa ban hành quyết định số 818/QĐ-BTNMT về việc giải quyết khiếu nại lần 2 của Công ty cổ phần G Sài Gòn tại khu đất số 419 Lê Hồng Phong có diện tích hơn 11.000 m2, toạ lạc trên 3 mặt tiền đường Vĩnh Viễn - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tôn, Quận 10, TP. HCM.

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

(VNF) - Khi một số người lái xe ở Mỹ mong muốn có những lựa chọn xe điện giá cả phải chăng hơn thì Mỹ lại phải đứng nhìn phần còn lại của thế giới được tiếp cận với một số xe điện rẻ nhất trên thị trường.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

(VNF) - Với gần 70 triệu người dùng internet (khoảng 70% dân số), Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ xu hướng Proptech (công nghệ bất động sản) trong thị trường bất động sản. Nhờ Proptech, giá bất động sản sẽ “bớt ảo”, minh bạch hơn và có cơ sở để các nhà phát triển bất động sản đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu người mua hơn.

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

(VNF) - Bàn về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu cho rằng, không thể không nhắc đến những biến động bất thường của thị trường vàng hiện nay. Để hạ nhiệt, kéo giảm chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, một số đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm có thêm giải pháp điều hành, cân nhắc đến việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng.

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên nợ BHXH

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên nợ BHXH

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Thịnh Phát vừa bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội "bêu" tên vì có số tiền chậm đóng sau 10 tháng hơn 2,4 tỷ đồng. Công ty Thịnh Phát được biết tới là nhà thầu có tiếng ở Hưng Yên với doanh thu lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

(VNF) - BS. Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Bảo vệ Sức khỏe Môi trường, cho rằng: "Cần thiết phải cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng".

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

(VNF) - Vinaconex sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 2 triệu cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cảng Vạn Ninh trước ngày 20/6/2024. Lý do thoái vốn hiện không được tiết lộ.

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các thành viên vay gần 43.064 tỷ đồng qua kênh OMO trong phiên giao dịch 23/5. Mức vay này được xem là lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.