'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong thư gửi các cổ đông, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) cho hay trên cơ sở tình hình kinh doanh thực tế, nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và phát huy tối đa các nguồn lực trong lộ trình chiến lược của TPBank, HĐQT ngân hàng dự kiến thông qua phương án tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2021 dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo đó, nhà băng này dự kiến phát hành thêm hơn 410 triệu cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện là 35%, tức là cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu TPB tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 35 cổ phiếu mới. Cổ phiếu phát hành không bị hạn chế chuyển nhượng.
Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận để lại chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021. Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị. Phần cổ phiếu lẻ phát sinh dưới 1 đơn vị sẽ bị hủy bỏ.
Sau khi hoàn tất việc phát hành, vốn điều lệ của TPBank dự kiến sẽ nâng lên 15.818 tỷ đồng, tăng gần 26% so với mức vốn điều lệ hiện tại là 11.717 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: TPBank muốn tăng vốn điều lệ lên 15.818 tỷ đồng
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) trong tuần vừa qua đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2021.
Tại ngày 30/09/2021, tổng tài sản VIB ghi nhận hơn 285 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt 190 nghìn tỷ đồng, tăng 11%, huy động tiền gửi từ khách hàng đạt hơn 170 nghìn tỷ đồng, tăng 13%, CASA tăng trưởng ấn tượng gần 20%. Mảng bán lẻ tiếp tục đóng góp trên 85% danh mục cho vay của ngân hàng này.
Tổng thu nhập hoạt động của VIB trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 10.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.300 tỷ đồng, đều tăng 32% so với cùng kỳ. Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trên 29%.
Tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II (CAR) được quản lý ở mức tối ưu 10,6% và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 73%. Chi phí hoạt động trong quý 3 tương đương với quý 2/2021 với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) được duy trì ở mức 39%.
>>> Xem thêm: 9 tháng đầu năm, lợi nhuận VIB vượt 5.300 tỷ đồng, tăng trưởng 32%
Thu nhập lãi thuần trong quý III của Vietbank đạt hơn 308 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2020. Lãi trước thuế trong kỳ đạt hơn 68 tỷ đồng, giảm 21% so với quý III/2020.
Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của Vietbank tăng mạnh ở mức 62%, trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 6%, lần lượt đạt 787 tỷ đồng và 394 tỷ đồng.
Tổng tài sản của ngân hàng này tính đến cuối quý III đạt hơn 94.315 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với thời điểm đầu năm. Tiền gửi của khách hàng đạt hơn 67.049, tăng nhẹ 4%.
Vietbank ghi nhận dư nợ cho vay khách tính đến ngày 30/9 đạt hơn 46.957 tỷ đồng, nhích nhẹ 5% so với thời điểm đầu năm. Trong đó nợ xấu tăng mạnh 58% lên hơn 1.243 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở nợ nhóm 3 và nhóm 4. Tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 1,75% (đầu năm) lên 2,65%.
>>> Xem thêm: Vietbank: Lợi nhuận quý III giảm 21% so với cùng kỳ, nợ xấu tăng 58%
Thu nhập lãi thuần quý III của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) đạt hơn 1.418 tỷ đồng, tăng gần 90% so với cùng kỳ năm 2020. Trừ hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận lãi thuần giảm gần 58%, đạt 15,6 tỷ đồng, các hoạt động ngoài lãi còn lại đều tăng trưởng bằng lần so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gấp 2,5 lần; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng gấp 2,3 lần và lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng gấp 3,6 lần; tương ứng lần lượt đạt 343 tỷ đồng, 66,5 tỷ đồng và 53,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong quý III, SeABank trích lập dự phòng cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ghi nhận 380 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 175 tỷ đồng.
Ngân hàng này báo lãi trước thuế trong kỳ đạt gần 974 tỷ đồng, cao gấp đôi mức thức hiện trong quý III/2020.
Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế của SeABank lần lượt đạt 3.848 tỷ đồng và 2.530 tỷ đồng, tương ứng tăng 85% và tăng gấp 2 lần 9 tháng năm 2020.
Như vậy sau 9 tháng, SeABank đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm.
>>> Xem thêm: SeABank: Lãi 9 tháng hơn 2.530 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ và vượt kế hoạch cả năm
Thu nhập lãi thuần trong quý III của BAC A BANK đạt hơn 533 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối đều kém sắc khi lần lượt ghi nhận lãi thuần sụt giảm 33% về 9,85 tỷ đồng và lỗ gần 3 tỷ đồng trong quý III.
Ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đem về một khoản lợi nhuận đột biến hơn 94 tỷ đồng, cao gấp gần 12 lần mức thực hiện cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, BAC A BANK được hoàn nhập hơn 5 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý III, trong khi cùng kỳ trích lập hơn 15 tỷ đồng.
Ngân hàng này báo lãi trước thuế trong quý tăng 58%, đạt hơn 266 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 1.562 tỷ đồng và 702 tỷ đồng, tương ứng tăng 9% và tăng 34% so với mức thực hiện 9 tháng năm 2020.
Sau 9 tháng, BAC A BANK đã hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận.
>>> Xem thêm: BAC A BANK: Lợi nhuận 9 tháng tăng 34%, hoàn thành kế hoạch cả năm
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 8,26 triệu cổ phiếu BVB của Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank, UPCoM: BVB).
Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 3/11 đến ngày 2/12, theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Số lượng cổ phiếu BVB mà Saigonbank đăng ký bán tương đương 2,25% vốn của Viet Capital Bank.
Tạm tính theo thị giá của BVB, Saigonbank có thể thu về gần 176 tỷ đồng nếu bán thành công hơn 8,2 triệu cổ phiếu của Viet Capital Bank qua sàn.
Được biết, Saigonbank đã có 2 lần thoái vốn bất thành tại Viet Capital Bank thông qua hình thức đấu giá.
Theo đó, cả hai phiên đấu giá đều được Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) thông báo hủy vì không đủ điều kiện tổ chức do đến thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký tham gia, hệ thống đấu giá của HoSE không ghi nhận có nhà đầu tư tham gia.
>>> Xem thêm: Đấu giá bất thành, Saigonbank sẽ bán khớp lệnh hơn 8 triệu cổ phiếu BVB
Một trong những điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Techcombank trong năm nay là việc "nắn" dòng chảy tín dụng.
Trước đây, cơ cấu tín dụng của Techcombank tương đối thiếu ổn định. Chẳng hạn như năm 2019, tỷ trọng chứng khoán nợ do tổ chức kinh tế (TCKT) phát hành (thường là trái phiếu doanh nghiệp) trong tổng dư nợ tín dụng của Techcombank liên tục giảm từ 25% cuối quý I xuống 24% cuối quý II, tiếp tục giảm xuống 17% cuối quý III và chỉ còn 12% cuối quý IV. Song song với đó, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn liên tục tăng lên.
Sang đến năm 2020, cơ cấu dư nợ tín dụng lại biến động khá "giật cục", theo đó, từ đầu năm đến cuối quý III, tỷ trọng chứng khoán nợ do TCKT phát hành tăng từ 12% lên 19%, nhưng sau đó quý IV lại giảm về 14%. Tương tự là sự trồi sụt của tỷ trong dư nợ cho vay trung và dài hạn.
Sự thiếu ổn định trong cơ cấu tín dụng của Techcombank từ năm 2020 trở về trước là do ngân hàng này tham gia sâu vào dịch vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp với sự tham gia không chỉ của ngân hàng mẹ mà còn cả công ty con là Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) cũng như các quỹ đầu tư trái phiếu thuộc hệ sinh thái của ngân hàng.
Tuy nhiên, sang đến năm 2021, dòng chảy tín dụng đã được Techcombank "nắn" trở lại. Tỷ trọng chứng khoán nợ do TCKT phát hành khá ổn định ở mức 14-15% qua các quý. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn cũng ổn định ở mức 30-32%, còn lại là dư nợ cho vay trung và dài hạn.
>>> Xem thêm: Techcombank 'nắn' dòng chảy tín dụng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.