Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank) đã phát hành thành công trái phiếu với tổng giá trị 2.800 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, dành cho các nhà đầu tư tổ chức. Đây là lần đầu tiên Shinhan Bank phát hành trái phiếu tại thị trường Việt Nam.
Ông Kang GewWon – CEO của Ngân hàng Shinhan Bank, cho biết: “Đợt phát hành trái phiếu này khằng định sự gắn kết lâu dài của Shinhan Bank với Việt Nam. Số tiền từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được Shinhan Bank sử dụng vào mục đích phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng, đa dạng hóa nguồn vốn, phục vụ mục tiêu hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững của ngân hàng tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới”.
Shinhan Bank cũng đã chính thức công bố triển khai áp dụng các tỷ lệ LCR (tỷ lệ dự trữ thanh khoản) và NSFR (tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng) trong quản lý rủi ro thanh khoản theo chuẩn mực Basel III từ ngày 20/4.
Đồng thời, ngày 28/4 vừa qua, Shinhan Bank cũng được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s giữ nguyên đánh giá xếp hạng tín nhiệm ở mức BB và triển vọng phát triển “Tích cực” và tiếp tục là một trong những tổ chức tín dụng đạt tín nhiệm cao nhất ngang với mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam do tổ chức này đánh giá.
Xem thêm: Lần đầu tiên Shinhan Bank phát hành trái phiếu tại Việt Nam
Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC) mới đây đã thông báo về việc tiến hành xử lý tài sản thế chấp của Công ty TNHH Quan Minh để thu hồi nợ.
Theo đó, công ty này đã phát sinh nợ quá hạn tại MB và không có khả năng trả nợ. Tài sản thế chấp là phần vốn góp của Công ty Quan Minh, cụ thể là phần vốn góp của ông Hoàng Văn Cường với giá trị 225 tỷ đồng, tương đương 90% vốn Quan Minh; phần vốn góp của ông Hoàng Bá Dũng với giá trị 25 tỷ đồng, tương đương 10% vốn của Quan Minh.
Như vậy, với việc không có khả năng trả nợ cho MB, Công ty Quan Minh có khả năng sẽ đổi chủ sau khi MB phát mãi được tài sản và thu hồi nợ.
Theo tìm hiểu, Quan Minh được thành lập vào năm 2005 với ngành nghề chính là đầu tư, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng và khai thác chế biến lâm sản, đầu tư xây dựng đô thị…
Dự án nổi bật nhất của công ty là Khu dân cư đô thị Ocean Park, tại Thôn 11, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn. Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt triển khai vào tháng 02/2016, giao đất cho Công ty Quan Minh vào tháng 3/2017.
Xem thêm: MB chào bán tài sản của chủ đầu tư dự án Khu dân cư đô thị Ocean Park Vân Đồn
Chia sẻ về kết quả kinh doanh quý I, đại diện của HDBank cho biết ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 2.528 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ hoàn thành 26% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 9,8% so với thời điểm cuổi năm 2021. Nợ xấu riêng lẻ đạt 1,17%. HDBank đã hoàn tất việc trích lập dự phòng toàn bộ nợ cơ cấu do Covid-19, sớm trước thời hạn 2 năm.
Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 5.122 tỷ đồng, tăng 22,9% so với cùng kỳ. Thu nhập thuần từ dịch vụ tăng trên 94% với đóng góp tích cực từ mảng kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng và dịch vụ thanh toán. Doanh thu phí bảo hiểm quý I/2022 tăng 132% so với cùng kỳ, đạt trên 300 tỷ đồng.
Trước câu hỏi về quy định tăng cường giám sát hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại vào trái phiếu doanh nghiệp, đại diện HDBank nhận định trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế và còn nhiều dư địa phát triển tại Việt Nam. Việc các cơ quan chức năng tăng cường giám sát hoạt động này sẽ giúp thị trường thêm minh bạch, an toàn và bền vững.
Trong ngành ngân hàng, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tuân thủ các quy định về đầu tư của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ về quản lý rủi ro cũng như đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Hiện tại số dư trái phiếu doanh nghiệp tại HDBank chỉ ở mức 10.000 tỷ đồng, chỉ chiếm trên 4% tổng dư nợ.
>>> Xem thêm: HDBank: Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt 10.000 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ
Thông tin từ Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) cho biết hiện nay, Bộ Công an đã tổ chức thực hiện việc rút tiền bằng căn cước công dân gắn chip tại một số ngân hàng.
Theo đó, sau khi chủ tài khoản quét căn cước công dân qua thiết bị tại cây ATM, hệ thống ngân hàng sẽ kiểm tra, xác thực và đối chiếu thông tin trên thẻ gắn chip.
Sau đó, hệ thống tiếp tục xác thực khuôn mặt và vân tay của khách hàng để phòng ngừa tài khoản giả mạo trước khi công dân thực hiện giao dịch rút tiền.
Bộ Công an đánh giá việc ứng dụng căn cước công dân gắn chip cho các giao dịch ngân hàng tự động sẽ hỗ trợ nhiều hơn trong các thủ tục hành chính, giảm thiểu nguy cơ giả mạo tài khoản, sai sót khi chuyển hay rút tiền mặt.
Hiện việc triển khai ứng dụng căn cước công dân chip thay thế thẻ ngân hàng đang được thực hiện thí điểm tại một số ngân hàng lớn trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh. Trong thời gian tới, Bộ Công an dự kiến sẽ triển khai mở rộng trên toàn hệ thống.
Được biết, BIDV là một trong những ngân hàng đầu tiên phối hợp với Bộ Công an ứng dụng căn cước công dân gắn chip trên các kênh giao dịch tự động như ATM...
>>> Xem thêm: Thí điểm rút tiền tại ATM bằng căn cước công dân
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục yêu cầu các NH kiểm soát chặt các khoản cấp tín dụng với kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...
Trên thực tế, một số NH đã thông báo dừng cho vay, “khóa van” tín dụng hoặc hạn chế giải ngân đối với lĩnh vực địa ốc khiến người dân và doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn. Không chỉ vậy, gần đây hoạt động phát hành trái phiếu của các công ty địa ốc cũng đang bị siết lại dẫn đến họ khó huy động vốn trên thị trường.
Nhiều công ty địa ốc khẳng định do không được vay mới nên dự án không thể triển khai đúng tiến độ, dẫn đến không thể tăng nguồn cung để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khách hàng. Thậm chí, do nguồn vốn tín dụng bị “khóa van” đột ngột nên nhiều dự án dở dang đứng hình, tác động dây chuyền đến hàng loạt lĩnh vực khác.
Theo Tổng giám đốc Phú Đông Group Ngô Quang Phúc, việc các công ty địa ốc khó tiếp cận vốn vay, nhất là vốn vay từ NH sẽ kéo theo rất nhiều khó khăn. Bởi khi nguồn lực bị bó hẹp thì họ sẽ rất khó tạo lập quỹ đất, chưa kể trong quá trình tạo lập quỹ đất còn phát sinh rất nhiều chi phí khác nữa.
Ngoài ra, nếu khách hàng muốn mua nhà nhưng khó vay vốn NH thì cơ hội sở hữu nhà ở sẽ càng khó hơn, đồng thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra sản phẩm của chủ đầu tư. Chưa kể gần đây, các thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản chậm trễ cũng khiến nguồn cung trên thị trường trở nên khan hiếm.
>>> Xem thêm: Bất động sản có nguy cơ đóng băng vì bị 'khóa van' tín dụng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.