Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong báo cáo vĩ mô công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa ra một nhận định đáng chú ý: "Vẫn còn là quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một “siêu chu kỳ hàng hóa”, theo đó tạo áp lực lên lạm phát trong trung và dài hạn".
Theo công ty chứng khoán này, áp lực lạm phát hiện nay không nhiều, chủ yếu đến từ giá dầu và giá nguyên vật liệu xây dựng.
Trong bối cảnh lạm phát thuận lợi, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay không có nhiều biến động trong tháng 4. Giai đoạn này, thông điệp từ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thể hiện sự nhất quán, kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào hoạt động kinh doanh, đầu cơ bất động sản và định hướng chung vẫn là duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh.
VCBS đánh giá lãi suất huy động có thể ổn định trong thời gian tới, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ còn dư địa giảm thêm trong bối cảnh lãi suất huy động đã giảm khá trong khoảng 1 năm trở lại đây.
Riêng với thị trường liên ngân hàng, trong 4 tháng đầu năm, tăng trưởng huy động thấp hơn tăng trưởng tín dụng khiến chênh lệch huy động – tín dụng thu hẹp. Theo đó, thanh khoản các ngân hàng thương mại cũng kém dồi dào hơn, lãi suất liên ngân hàng có thể chịu áp lực trong ngắn hạn.
>>> Xem thêm: VCBS: Còn quá sớm để lo ngại về 'siêu chu kỳ hàng hóa', lãi suất cho vay trong nước còn dư địa giảm
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hiện đang tìm đơn vị bán đấu giá cho khoản nợ của Công ty TNHH Thanh Hùng tại chi nhánh Vĩnh Long của ngân hàng này.
Cụ thể, tổng dư nợ của Công ty Thanh Hùng tạm tính đến ngày 28/2/2021 là hơn 234 tỷ đồng (gốc, lãi và phí). Tài sản đảm bảo bao gồm nhà xưởng Huỳnh Mai (chi phí đầu tư xây dựng nhà máy và máy móc thiết bị), nhà máy Thanh Hùng (máy móc thiết bị và tài sản gắn liền với đất) và 1 xe ô tô 7 chỗ hiệu Ford Everest.
Ngoài ra, BIDV hiện cũng đang bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Bách Giang và Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Cao Nguyên.
Tổng dư nợ tạm tính đến ngày 6/5/2021 của Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Bách Giang là hơn 236 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 97,3 tỷ đồng; dư nợ lãi là hơn 139 tỷ đồng.
Về phía Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Cao Nguyên, dư nợ gốc tại BIDV là hơn 100 tỷ đồng, dư nợ lãi là hơn 144 tỷ đồng. Tổng dư nợ là hơn 245 tỷ đồng.
Một đơn vị khác mà phía BIDV đang rao bán nợ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long (Tincom). Tại thời điểm đầu tháng 3, BIDV cho biết tổng dư nợ của Tincom tại ngân hàng này tính đến ngày 21/10/2020 là 164 tỷ đồng.
Giá khởi điểm mà BIDV đưa ra cho khoản nợ này là 86 tỷ đồng, thấp hơn 42% so với mức giá đưa ra hồi đầu tháng 3.
>>> Xem thêm: BIDV đấu giá loạt khoản nợ trị giá hàng trăm tỷ đồng
Theo Ngân hàng Phương Đông (OCB), vào ngày 18/5/2021, OCB liên tiếp nhận được các thông tin trên báo chí và các trang mạng xã hội về vụ việc bắt nữ giám đốc Ngân hàng Phương Đông lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng.
Trong đó, nội dung có nhắc đến đối tượng là bà Lê Thị Kim Khánh, đã lợi dụng chức danh là Giám đốc Quan hệ Khách hàng của Ngân hàng Phương Đông, Phòng giao dịch quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Sau khi nhận được thông tin về vụ việc trên, OCB đã tiến hành rà soát và kiểm tra và thông tin cụ thể như sau: Bà Lê Thị Kim Khánh hiện nay không phải là cán bộ nhân viên của OCB.
Bà Lê Thị Kim Khánh làm việc tại OCB từ tháng 3/2019 đến tháng 10/2019 với chức danh Giám đốc Quan hệ Khách hàng độc lập tại OCB Liên Chiểu (Đà Nẵng), không phải là Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Phòng Giao dịch của OCB.
Vào đầu tháng 10/2019, bà Lê Thị Kim Khánh đã nộp đơn xin nghỉ việc và OCB đã có quyết định thôi việc từ ngày 07/10/2019. Như vậy, kể từ ngày 7/10/2019 đến nay, Bà Lê Thị Kim Khánh không còn là nhân viên của OCB và không có bất cứ liên hệ nào với OCB.
Trong quá trình công tác tại OCB, nhân sự này không có bất kỳ tố cáo, khiếu nại nào đến từ khách hàng giao dịch với Ngân hàng. Đến thời điểm hiện tại, OCB không tiếp nhận thông tin khiếu nại từ khách hàng hay phát hiện khách hàng nào của Ngân hàng bị lừa đảo trong vụ việc của bà Lê Thị Kim Khánh.
Người tố cáo trong vụ việc là các mối quan hệ cá nhân của bà Khánh, không liên quan đến OCB và khách hàng của OCB.
>>> Xem thêm: Nữ giám đốc lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của khách hàng: OCB nói gì?
Trong báo cáo phân tích công bố mới đây, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo lãi suất liên ngân hàng trong tháng 5 sẽ duy trì ở mức cao do chênh lệch tín dụng – huy động bị nới rộng trong 4 tháng đầu năm vẫn tạo áp lực ngắn hạn trong đầu tháng 5.
Tuy nhiên, chuyên gia của KBSV cho rằng diễn biến phức tạp của dịch bệnh thời gian qua sẽ khiến cầu tín dụng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, dòng tiền VND thông qua kênh giao dịch mua ngoại tệ sẽ quay trở lại vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7 sẽ cung cấp một lượng thanh khoản tiền VND cho hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ khiến mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt trở lại trong giai đoạn cuối quý II.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng thanh khoản ngân hàng kém dồi dào hơn sẽ tạo áp lực ngắn hạn lên lãi suất liên ngân hàng.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhấn mạnh rằng mặc dù thanh khoản hệ thống ngân hàng bớt dồi dào hơn so với các tháng trước nhưng vẫn cao hơn mức trước đại dịch. Do đó, lãi suất cao hơn chưa đáng ngại.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng nhấn mạnh mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hiện tại vẫn đang thấp hơn hẳn so với trước khi có dịch Covid-19. Do đó, diễn biến tăng lãi suất liên ngân hàng chưa tạo áp lực quá lớn tới mặt bằng lãi suất chung.
>>> Xem thêm: KBSV: Lãi suất liên ngân hàng sẽ hạ nhiệt vào cuối quý II
TPBank đã bán thỏa thuận hơn 40 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian từ ngày 28/4 đến ngày 18/5. Bên mua thỏa thuận hiện chưa được tiết lộ. Giá giao dịch bình quân là 28.406 đồng/cổ phiếu, tương số tiền thu về ước tính hơn 1.136 tỷ đồng.
Mức giá này thấp hơn so với thị giá của TPB trên thị trường chứng khoán gần 14%. Giá cổ phiếu TPB từ đầu tháng 5 đến nay đã tăng từ 26.950 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa phiên 4/5) lên 33.000 đồng cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 20/5), tương đương với mức tăng là hơn 22%.
Sau giao dịch, TPBank không còn nắm giữ cổ phiếu quỹ, số cổ phiếu lưu hành tăng lên hơn 1.071 triệu đơn vị.
Chốt quý I, thu nhập lãi thuần của TPBank đạt 2.263 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Trừ lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh hơn 79% lên 282 tỷ đồng, các hoạt động ngoài lãi khác đều kém hiệu quả. Cụ thể, hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 2 tỷ đồng trong quý I, lãi thuần hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư sụt giảm 16% so với cùng kỳ.
Trừ đi các loại chi phí, TPBank báo lãi trước thuế quý đầu năm 2021 đạt 1.422 tỷ đồng, tăng gần 41% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành 24,5% kế hoạch đề ra.
>>> Xem thêm: TPBank bán xong 40 triệu cổ phiếu quỹ, ước thu về 1.136 tỷ đồng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.