'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 4.200 tỷ đồng lên hơn 6.954 tỷ đồng.
Được biết, đây là lần tăng vốn thứ ba kể từ năm 2018 của Standard Chartered Việt Nam. Trước đó, ngân hàng này đã tăng vốn điều lệ thêm 1.100 tỷ đồng (tương đương 49 triệu USD) năm 2018 và gần 2.300 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD) vào năm 2019.
Chia sẻ về việc tăng vốn lần này, bà Michele Wee, Tổng giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn. Đây là lần tăng vốn thứ 3 kể từ năm 2018, một lần nữa khẳng định cam kết lâu dài của chúng tôi tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để nắm bắt những cơ hội mà thị trường đem lại. Bên cạnh đó, Standard Chartered sẽ cùng phối hợp với các khách hàng, các ban ngành và cộng đồng để thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư và tạo dựng sự thịnh vượng tại nơi đây.”
Tại Việt Nam, Standard Chartered có lịch sử hoạt động từ năm 1904 khi ngân hàng thành lập chi nhánh đầu tiên tại TP. HCM.
Ngày 1/8/2009, Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) - ngân hàng 100% vốn nước ngoài trực thuộc Ngân hàng Standard Chartered, đã chính thức đi vào hoạt động. Hiện tại, Standard Chartered Việt Nam có 4 chi nhánh, gồm 2 chi nhánh tại Hà Nội và 2 chi nhánh tại TP. HCM. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở Hà Nội.
>>> Xem thêm: Standard Chartered Việt Nam tăng vốn lên hơn 6.954 tỷ đồng
Theo thông báo mới nhất của Vietcombank, tại phiên họp ngày 30/8/2021, được sự chấp thuận của NHNN tại công văn số 6172/NHNN-TCCB ngày 27/8/2021, HĐQT Vietcombank đã bầu ông Phạm Quang Dũng - thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc giữ chức vụ chủ tịch HĐQT Vietcombank nhiệm kỳ 2018 - 2023 kể từ ngày 30/8/2021.
Ông Phạm Quang Dũng, sinh ngày 18/4/1973, có bằng thạc sỹ tài chính ngân hàng tại Trường đại học Birmingham (Anh Quốc), kinh nghiệm 27 năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Ông Phạm Quang Dũng bắt đầu sự nghiệp tại Vietcombank từ tháng 8/1994, trải qua nhiều vị trí công tác. Trước khi được bầu làm chủ tịch HĐQT Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng là thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc Vietcombank từ 11/2014 đến nay.
Cùng ngày, trên cơ sở chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, HĐQT Vietcombank cũng đã thống nhất giao ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành Vietcombank cho đến khi có nhân sự tổng giám đốc.
>>> Xem thêm: Ông Phạm Quang Dũng giữ chức Chủ tịch HĐQT Vietcombank
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) mới đây đã phê duyệt phương án và giá chào bán 136 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Theo đó, mức giá được thông qua là 15.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 58% so với thị giá của SSB trên thị trường chứng khoán.
Mức giá này được xác định dựa trên giá trị sổ sách tại thời điểm cuối năm 2020 (11.310 đồng/cổ phiếu), giá chào bán thành công cho các cổ đông hiện hữu trong đợt phát hành tháng 9/2020 (10.000 đồng/cổ phiếu), giá phát hành ESOP năm 2021 (15.000 đồng/cổ phiếu và 16.800 đồng/cổ phiếu) và thị giá của SSB tại ngày 20/8/2021 (35.800 đồng/cổ phiếu).
SeABank dự kiến phát hành 136 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành là 10,13%. Tỷ lệ thực hiện quyền là 100:10,1304, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách có 1 quyền mua, cứ 100 quyền mua được mua thêm 10,1304 cổ phiếu mới.
Thời gian thực hiện phương án phát hành này dự kiến trong quý III và/hoặc quý IV năm 2021, sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Vốn điều lệ của SeABank sẽ tăng từ 13.434 tỷ đồng lên hơn 14.784 tỷ đồng nếu hoàn tất đợt phát hành.
Số tiền mà SeABank dự kiến huy động được sau khi phát hành 136 triệu cổ phiếu là 2.040 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng này lên kế hoạch sử dụng 1.540 tỷ đồng để cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân; dùng 500 tỷ đồng còn lại để đầu tư bổ sung các khoản trái phiếu có độ rủi ro thấp như trái phiếu tổ chức tín dụng và trái phiếu Chính phủ.
>>> Xem thêm: SeABank chốt giá chào bán 136 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động 2.040 tỷ đồng
Theo Cục Thống kê TP. HCM, tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP. HCM tính đến ngày 01/8/2021 đạt 3.029,25 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, vốn huy động của khối ngân hàng nhà nước đạt 872,12 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng vốn huy động, tương đương tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ; vốn huy động của khối ngân hàng thương mại cổ phần đạt 1.599,57 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,8% tổng vốn huy động, tăng 1% so với tháng trước và tăng 14,4% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, vốn huy động của khối ngân hàng nước ngoài, liên doanh đạt 557,56 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng vốn huy động, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố tính đến ngày 01/8/2021 đạt 2.681,49 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, dư nợ tín dụng của khối ngân hàng nhà nước đạt 797,85 nghìn tỷ, chiếm 29,8% tổng dư nợ toàn hệ thống, giảm 0,7% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng của khối ngân hàng cổ phần đạt 1.452,15 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,2% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 14,4% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, dư nợ tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài, liên doanh đạt 431,49 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ.
>>> Xem thêm: Tín dụng 7 tháng tại TP. HCM tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020
Theo nhìn nhận của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) trong báo cáo công bố mới đây, thanh khoản dồi dào là cơ sở cho xu hướng giảm của lãi suất liên ngân hàng trong tháng 8.
Biểu hiện là lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn đều ở mức thấp, qua đêm chỉ 0,6%/năm, 3 tháng chỉ 1,6%/năm. Bên cạnh đó, mức độ dồi dào của thanh khoản còn thể hiện ở việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chào thầu trên thị trường mở nhưng không có ngân hàng nào đặt thầu, cho thấy không xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng.
VCBS kỳ vọng thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào khi các nguồn lực mới có thể xuất hiện trên thị trường. Cụ thể, với việc thay đổi phương thức mua giao kỳ hạn 6 tháng về phương thức mua giao ngay, có thể tạo nguồn cung mới và tức thời.
"Trong giai đoạn dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì “bộ đệm” thanh khoản dồi dào hơn là cần thiết nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định của hệ thống ngân hàng, cũng như thị trường tài chính", chuyên gia của VCBS cho hay.
Cơ sở để duy trì thanh khoản dồi dào được dựa trên việc kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn đinh, với lạm phát tháng 9 dự báo có thể giảm 0,2 - 0,3% so với tháng trước, theo quan điểm của VCBS.
"Thanh khoản liên ngân hàng dồi dào, từ đó đưa mặt bằng lãi suất giảm nhẹ trong tháng tiếp theo", công ty chứng khoán này nhận định.
>>> Xem thêm: 'Nguồn lực mới' giúp thanh khoản dồi dào, tạo điều kiện giảm lãi suất mùa dịch
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.