Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Số người giàu ở Trung Quốc ngày càng tăng lên trong khi nền kinh tế nước này đang có dấu hiệu suy giảm. Người Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài với một lượng lớn chưa từng có để tìm kiếm các khoản đầu tư an toàn hơn.
Dòng tiền này của Trung quốc chảy khắp thế giới, đẩy giá bất động sản tại Sydney, New York, Hong Kong và Vancouver tăng vọt. Tính đến hét tháng 3/2015, trong vòng 1 năm, người Trung Quốc đã rót 30 tỷ USD vào thị trường nhà ở tại Mỹ. Giá mua trung bình khoảng 832.000 USD/căn.
Tại Sydney, 1/4 số nhà mới xây được bán cho khách Trung Quốc và dự báo sẽ tăng gấp đôi chi tiêu vào cuối thập kỷ này. Tại Vancouver, giá bất động sản tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Tại Hong Kong, giá nhà đất đã tăng 60% kể từ năm 2010.
Tập đoàn tài chính lớn của Thụy Sĩ UBS ước tính rằng 324 tỷ USD của giới nhà giàu Trung Quốc chuyển ra nước ngoài trong năm 2014. Trong khi con số năm nay chưa được công bố, trong vòng 3 tuần sau khi Trung Quôc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hồi tháng 8, Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs ước tính đã có thêm 200 tỷ USD đi ra khỏi nước này.
Vậy làm thế nào mà lượng tiền lớn như vậy có thể được đưa ra khỏi biên giới Trung Quốc trong khi quy định của nước này chỉ cho phép mỗi người chuyển tối đa 50.000 USD ra nước ngoài mỗi năm?
"Không được phép sử dụng các kênh bí mật để chuyển tiền ra nước ngoài, bởi vì như vậy được coi là rửa tiền", ông Xi Junyang, một giáo sư tài chính tại Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải cho biết. "Tuy nhiên, chính phủ vẫn giữ thái độ khá thờ ơ cho đến thời gian gần đây".
Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc bắt đầu xem xét một cách cẩn trọng việc chuyển tiền ra nước ngoài. Trung Quốc đã tăng cường trấn áp các ngân hàng ngầm thực hiện việc chuyển tiền trái pháp luật. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã bắt giữ các nhà chức trách bị nghi ngờ trốn ra nước ngoài cùng với tài sản của chính phủ.
Về dài hạn, Trung Quốc cam kết đến năm 2020 sẽ loại bỏ kiểm soát tiền tệ và để đồng nhân dân tệ được tự do chuyển đổi hoàn toàn.
Một bài viết trên trang Bloomberg đã chỉ ra một số cách phổ biến mà hàng triệu người Trung Quốc đang thực hiện để "né" các quy định về chuyển tiền ra nước ngoài.
1. Sử dụng quầy đổi tiền tại Hồng Kông
Daniel Zhang, 34 tuổi, là một triệu phú ở thành phố Thâm Quyến, phía nam Trung Quốc. Hồi đầu năm nay, ông Zhang đổi một khoản tiền bằng nhân dân tệ tương đương 77.000 USD tại một quầy đổi tại địa phương và bất ngờ chứng kiến số tiền hiện lên trong vòng chưa đến 1 giờ tại một tài khoản ngân hàng ông này đã mở trước đó ở Hồng Kong.
Theo ông Zhang, "Việc này dễ dàng hơn tôi tưởng và chẳng tốn là bao. Tôi không biết liệu việc này có hợp pháp hay không, mà thực ra tôi cũng chẳng quan tâm đến việc đó". Ông đã dùng tiền này để mua cổ phiếu Hồng Kong.
Ở Hồng Kong, có hơn 1.200 điểm đổi tiền giúp nhà giàu Trung Quốc chuyển tiền qua biên giới. Chi phí thì không hề lớn, chỉ cao hơn phí quy đổi của ngân hàng khoảng 1.000 nhân dân tệ (160 USD) cho 1 triệu đô la Hồng Kông (HKD) (130.000 USD).
Quy trình hoạt động như sau: Người Trung Quốc đến Hồng Kông và mở một tài khoản ngân hàng. Sau đó, họ đến cửa hàng đổi tiền, nơi cung cấp một số tài khoản ngân hàng đại lục cho khách hàng để thực hiện một phi vụ chuyển tiền nội địa từ một tài khoản tại Trung Quốc. Ngay khi giao dịch được xác nhận, thường chỉ trong khoảng 2 giờ đồng hồ, các quầy đổi tiền tại Hồng Kông sẽ chuyển số tiền tương ứng bằng HKD hoặc USD hoặc bất cứ loại ngoại tệ nào vào tài khoản khách hàng tại Hồng Kông.
Về mặt kĩ thuật, theo cách này không có khoản tiền nào ra ngoài biên giới, cả hai giao dịch đều diễn ra trong nội địa.
Để thực hiện giao dịch đầu tiên, khách hàng phải có mặt trực tiếp tại cửa hàng, tuy nhiên, họ cũng có thể đặt trước thông qua các dịch vụ tin nhắn như WhatsApp hay WeChat, và người đổi tiền sẽ đổi cho khách hàng bao nhiêu tùy thích. Nếu hết tiền, các quầy đổi tiền có thể chuyển tiền trực tiếp từ Trung Quốc dưới dạng chuyển tiền kinh doanh vốn không bị kiểm soát như chuyển tiền cá nhân.
"Chúng tôi có những khách hàng muốn đổi 8 triệu HKD (tương đương 1 triệu USD) để đầu tư hoặc mua tài sản", một người quản lí họ Wong tại một shop đổi tiền ở khu phố Mongkok, Hồng Kông cho biết. "Tôi nghĩ điều đó là hợp pháp miễn là khách hàng cung cấp đủ giấy tờ cần thiết". Với mỗi giao dịch trị giá 1 triệu HKD, quầy của Wong lãi khoảng 4.000 HKD.
Ông David Ji, thuộc hãng bất động sản Knight Frank LLP cho biết, Hồng Kong là một cửa ngõ để người Trung Quốc chuyển tiền mặt qua biên giới. Một khi tiền đến Hồng Kong, nó chẳng khác nào chim sổ lồng"
"Hồng Kông là một cửa ngõ cho người Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài, ông David Ji, thuộc công ty môi giới bất động sản Knight Frank LLP cho biết. "Một khi tiền đã đến Hồng Kông, nó cũng giống như chim sổ lồng."
2. Lấy séc từ một ngân hàng "ngầm"
Ngay cả khi mang một tờ séc mệnh giá 500.000 USD trong người (gấp khoảng 10 lần số tiền pháp luật cho phép), ông Frank Deng vẫn thấy thoải mái khi qua cửa hải quan từ Thâm Quyến đến Hồng Kông.
Ông Deng lấy tờ séc từ một ngân hàng ngầm tại Quảng Đông. Tờ séc này được rút từ một tài khoản ngân hàng tại Hồng Kông và do định giá bằng USD nên được mang ra khỏi biên giới. Ông Deng đã chuyển cho ngân hàng này lượng nhân dân tệ tương đương từ tài khoản của mình ở Trung Quốc để nhận được tờ séc.
Sử dụng số tiền này, cộng với số tiền đã mang sang từ trước, ông Deng có đủ tiền để thanh toán 50% số tiền mua căn hộ trị giá 10 triệu HKD.
Ông Deng cho biết: "Tôi thường thực hiện quy đổi các khoản tiền lớn thông qua các ngân hàng ngầm. Tôi chỉ lấy séc bởi vì nó dễ dàng cho tôi hoặc bạn bè tôi mang ra nước ngoài và cũng tránh được sự giám sát chặt chẽ của hải quan".
3. "Mượn" hạn ngạch của người thân
Bà Jenny Cai, sống tại Thượng Hải, đã mua một căn hộ trị giá 1,2 triệu Đô la Úc (tương đương với 867.000 USD) tại trung tâm Sydney. Để thực hiện được điều đó, bà Cai đã phải nhờ chồng và con gái sử dụng hạn ngạch 50.000 USD/người/năm để mang tiền ra nước ngoài và thanh toán.
Phương thức này được gọi là "smurfing" (chia nhỏ tiền). Người Trung Quốc còn gọi là "kiến tha lâu cũng đầy tổ".
Bà Cai tính mua nhà trả góp và sẽ huy động cả gia đình mang tiền dần qua Sydney trong vài năm tới. "Việc mua đơn giản thôi, chỉ có thanh toán là khóa khăn", bà Cai cho biết.
Bà Cai cũng cảm thấy tiếc khi không sử dụng "kênh bí mật" để chuyển tiền qua Sydney khi chi phí của phương thức này đáng để xem xét.
4. Giấu tiền mặt trong hành lý
Một số người Trung Quốc đã bị bắt vì mang tiền mặt trong hành lý hoặc nhét trong người. Hải quan Thẩm Quyến đã từng bắt giữ khoảng 80 người mang lậu gần 30 triệu nhân dân tệ đến Hồng Kông trong 3 tháng đầu năm nay, tờ Ming Pao cho biết.
Tại Vancouver và Toronto (Canada), hải quan cũng đã thu giữ khoảng 15 triệu USD tiền mặt và séc từ 869 người Trung Quốc trong vòng từ 6/2012 đến 12/2014, theo tờ National Post của Canada.
Trung Quốc quy định lượng tiền mặt khách du lịch có thể mang ra nước ngoài ở mức 20.000 nhân dân tệ hoặc số ngoại tệ tương đương 5000 USD.
5. Vay thế chấp ở nước ngoài bằng tài khoản tiền gửi ở Trung Quốc
Đối với những người giàu có, các ngân hàng Trung Quốc cung cấp một kênh hợp pháp để có tiền mua nhà ở nước ngoài. Ngân hàng Xây dụng Trung Quốc (China Construction Bank Corp.), ngân hàng lớn thứ hai Trung Quốc, đã khởi động chương trình cho phép các khách hàng cá nhân vay một khoản tiền lên đến 20 triệu HKD tại Hồng Kông dựa trên tài khoản tiền gửi bằng nhân dân tệ và các tài sản thế chấp khác trong nước.
5. Mua hàng bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, sau đó chuyển hàng hóa thành tiền mặt
Một khách du lịch Trung Quốc có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ UnionPay ở nước ngoài để mua hàng hóa như đồng hồ đắt tiền, từ những người bán cho phép đổi lại ngay lập tức. Thay vì trả lại tiền vào thẻ cho khách hàng, các cửa hàng này sẽ trả tiền mặt. Thông thường, mức phí sẽ vào khoảng 5-10%.
Phương thức khá phổ biến ở những những tiệm cầm đồ xung quanh các sòng bạc tại Ma Cao, giúp người Trung Quốc có tiền ngay tức thì.
Một phương thức khác cũng được áp dụng đó là khai khống hóa đơn. Theo đó, một chủ doanh nghiệp tại Trung Quốc có thể lấy tiền mặt tại nước ngoài nếu đồng ý trả thêm một khoản khi mua hàng hóa bán ngoài Trung Quốc. Sau những thỏa thuận với người bán trên giá trị thực hóa đơn, giá trị khai khống thêm sẽ được chuyển hợp pháp từ Trung Quốc để thực hiện việc mua hàng. Sau đó, người bán sẽ hoàn trả khoản chênh lệch cho người mua vào một tài khoản ở nước ngoài.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.