'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giảm mức độ gắn kết với công ty
Một nghiên cứu mới của công ty tư vấn và phân tích Gallup cho thấy trong năm 2023, chỉ khoảng 33% người lao động thực sự gắn kết và hài lòng với công việc của mình. Việc người lao động thiếu gắn kết với công việc đã khiến các công ty ở Mỹ chịu thiệt hại khoảng 1.900 tỷ USD, nếu quy đổi năng suất lao động ra tiền.
Trước đó, cuộc khảo sát vào giữa năm 2023 cho thấy có khoảng 34% người lao động Mỹ thực sự gắn kết và không bất mãn về công việc của mình.
Con số 33% tụt hậu so với mức cao nhất kể từ khi Gallup bắt đầu báo cáo mức độ gắn kết của nhân viên Mỹ vào năm 2000, là 40% vào cuối tháng 6/2020. Mức độ gắn kết thấp nhất từng được ghi nhận là 32% người làm việc vào năm 2022.
Mỗi điểm phần trăm tăng hoặc giảm mức độ gắn kết đại diện cho khoảng 1,6 triệu nhân viên toàn thời gian hoặc bán thời gian ở Mỹ. Xu hướng về mức độ gắn kết của nhân viên rất quan trọng vì chúng có liên quan đến nhiều kết quả hiệu suất trong các tổ chức, công ty.
Theo nghiên cứu của Gallup, các nhân viên cho biết họ cảm thấy lạc lõng hơn tại nơi làm việc vào năm 2023, lưu ý rằng họ cảm thấy xa cách với cấp trên. Nhiều người lao động cho biết họ không có nhu cầu hoặc không cố hòa mình với sứ mệnh của công ty, đồng thời cũng ít hài lòng về cách doanh nghiệp vận hành. Thậm chí, nhiều người còn giảm gắn kết với các đồng nghiệp.
Ông Jim Harter, nhà khoa học trưởng về nơi làm việc và phúc lợi tại Gallup, tác giả bài báo, cho biết rằng sự gắn kết giữa người quản lý và nhân viên giảm, ở một góc độ khác, cũng khiến các nhà quản lý kiệt sức và hướng tới thay đổi công việc.
Không kỳ vọng hoặc không biết nên kỳ vọng điều gì
So với năm 2020, không nhiều nhân viên hiện tại nhận thức được kỳ vọng của lãnh đạo đối với họ tại nơi làm việc, theo phân tích của Gallup trên 112.000 nhóm và đơn vị kinh doanh.
Trong số những nhân viên làm việc từ xa, chỉ 47% biết sếp mong đợi gì ở họ vào năm 2023, giảm mạnh so với mức 59% vào năm 2020.
Ông Harter nói: “Khi mọi người không rõ ràng về vai trò của mình và vai trò của họ liên quan như thế nào đến vai trò của đồng nghiệp, họ sẽ kém hiệu quả hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các kết quả quan trọng khác mà các nhà lãnh đạo mong đợi”.
Gallup cho biết sự suy giảm tổng thể này bắt nguồn từ việc tái cơ cấu lớn các nhóm ở nhiều công ty, bổ sung thêm trách nhiệm công việc do những thách thức về nhân sự và hạn chế đào tạo cho các nhà quản lý để lãnh đạo các nhóm từ xa. Điều này đã góp phần làm giảm mức độ gắn kết và mức độ hài lòng với công việc.
Vai trò của người quản lý
Để cải thiện tỷ lệ gắn kết trong môi trường làm việc, Gallup cho rằng các nhà quản lý và nhân viên nên có những "cuộc trò chuyện có ý nghĩa" thường xuyên hơn. Những cuộc trò chuyện này có thể là những cuộc thảo luận về điểm mạnh và mục tiêu của nhân viên, cơ hội phát triển và cách công việc của nhân viên tác động đến tổ chức.
Ngoài ra, hai bên có thể thảo luận về kỳ vọng với đồng nghiệp và cách bố trí công việc phù hợp cho từng người lao động.
Ông Harter cũng cho biết các nhà lãnh đạo tổ chức sẽ cần phải "chuyển đổi" trách nhiệm của các nhà quản lý để trở thành những "người hướng dẫn" thay vì "người ra lệnh", cũng như tiếp tục tuyển dụng và phát triển những nhà quản lý gắn bó, tài năng và có tay nghề cao nhất.
Xem thêm >> Tiền thưởng cuối năm của người lao động Mỹ giảm 21%
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.