Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trên bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam lần đầu tiên được công bố vào năm 2006, người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán được ghi nhận là bà Chu Thị Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thuỷ sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC), đồng thời bà Bình cũng xếp vị trí thứ 5 trong top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Theo lịch sử giao dịch chứng khoán, thời điểm năm 2006, Thủy sản Minh Phú có vốn điều lệ là 700 tỷ đồng. Với số cổ phần mà hai vợ chồng bà Bình nắm trong tay (tương đương hơn 50% cổ phần), sau khi niêm yết trên HoSE, khối tài sản trên sàn chứng khoán của bà Bình thời điểm đó ước tính đạt 1.145 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngôi vị này của bà Bình không giữ được lâu bởi bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán năm 2007 được công bố, bà Bình đã bị đánh bật khỏi vị trí đứng đầu bởi giá trị cổ phiếu MPC sụt giảm mạnh. Khi đó, tài sản trên sàn của bà Bình chỉ còn đạt gần 926 tỷ đồng, giảm hơn 220 tỷ đồng so với năm 2006. Từ vị trí dẫn đầu trong danh sách nữ doanh nhân, bà Bình bị đẩy xuống vị trí thứ 5 và tụt 17 bậc, xuống ở vị trí 22 trong bảng xếp hạng 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm này.
Người "chiếm ngôi" nữ hoàng chứng khoán của bà Chu Thị Bình cũng là một cái tên rất nổi tiếng thời điểm đó - nữ doanh nhân Đặng Ngọc Lan - vợ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên).
Bước sang năm 2008, tài sản của bà Chu Thị Bình tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn 189 tỷ đồng do tình hình kinh tế khó khăn, cổ phiếu MPC rớt giá thảm hại.
Năm 2009, khối tài sản này lại tăng mạnh lên 578 tỷ đồng. Năm 2010, khối tài sản này lại sụt còn 522 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2011 tài sản chứng khoán của bà Bình "bốc hơi" đến 1 nửa, từ 522 tỷ xuống còn 255 tỷ đồng.
Đến năm 2012, tài sản của bà Bình tăng lên 547 tỷ đồng. Con số này dù không cao nhưng nó cũng đủ cho bà vươn lên vị trí thứ 6 trong Top nữ doanh nhân.
Kết thúc năm 2013, giá trị cổ phiếu MPC của bà Bình chỉ còn 419 tỷ đồng, đứng ở vị trí 29 trong Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Sang năm 2014, bà Chu Thị Bình lại "nổi tiếng như cồn" khi một loạt các sự kiện liên quan đến Minh Phú đã đẩy giá cổ phiếu của doanh nghiệp này tăng mạnh. Kết thúc năm 2014, bà Bình tăng tài sản của mình từ mức 419 tỷ đồng lên 1.835 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt và thứ 5 trong top những phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán.
Những tưởng, vị trí trên bảng xếp hạng người giàu Việt của bà Bình khó có thể lung lay thì bất ngờ ngày 31/3/2015, 70 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chính thức hủy niêm yết toàn bộ tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Điều đặc biệt, trước khi hủy niêm yết, MPC đã có nhiều phiên tăng liên tục với mức tăng kịch trần. Chốt phiên giao dịch ngày 30.3.2015, MPC đứng ở mức 122.000 đồng/cổ phiếu, tăng thêm 40.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong vòng 12 ngày. Khi đó, bà Bình nắm 17.475.010 cổ phiếu MPC (tương đương 25,29% cổ phần), tính theo thị giá khi đó, số cổ phiếu này tương đương 2.132 tỷ đồng.
Số tài sản này nếu đem so sánh với những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2015 thì bà Bình đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách người giàu nhất Việt Nam và là thứ 3 trong Top những nữ doanh nhân giàu nhất Việt Nam, chỉ sau bà Phạm Thu Hương, vợ ông Phạm Nhật Vượng (4.195 tỷ đồng) và bà Phạm Thúy Hằng (2.802 tỷ đồng).
Sau thời hoàng kim cách nay đã gần 3 năm, việc MPC niêm yết trở lại trên sàn UpCOM vào ngày 16.10.2017 vừa qua cũng không khiến cái tên Chu Thị Bình được nhiều người nhắc tới. Thời điểm đó, với việc nắm trong tay 17.475.010 cổ phiếu (25,29%), giá trị khối tài sản của bà Bình vào khoảng 1.922 tỷ đồng (giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 110.000 đồng/cổ phiếu).
Tại phiên giao dịch gần nhất (ngày 23/2/2018), cổ phiếu MPC có giá 101.600 đồng/ cổ phiếu, với giá trị này, khối tài sản của bà Bình 1.775,46 tỷ đồng. Bà Chu Thị Bình hiện đang xếp vị trí thứ 14 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán và xếp vị trí thứ 38 trong danh sách những tỷ phú Việt Nam.
Thời gian gần đây, cái tên Chu Thị Bình lại được nhắc đến nhiều bởi việc tài khoản của bà Bình gửi tại Eximbank bị "bốc hơi" 245 tỷ đồng. Nguyên nhân là lợi dụng sự tin tưởng của bà Bình, ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó Giám đốc Eximbank chi nhánh TP.HCM đã lập chứng từ giả để rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán của bà Bình rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán. Cách làm này đã giúp ông Hưng chiếm đoạt được số tiền lên tới 245 tỷ đồng của bà Bình trong quãng thời gian dài.
Đến thời điểm hiện tại, ông Hưng đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Trong một diễn biến liên quan, trả lời VietnamFinance, bà Chu Thị Bình cho biết không đồng ý với cách giải quyết của Ngân hàng Eximbank là đưa vụ việc ra tòa. Theo bà Bình, trong suốt quá trình gửi tiền, bà không có nhu cầu cho ai rút tiền từ tài khoản của mình. Khi có nhu cầu rút tiền thì nhân viên ngân hàng đưa chứng từ đến nhà và hướng dẫn bà ký tên vào các chứng từ để hoàn tất thủ tục tất toán sổ tiết kiệm đáo hạn nên việc trả tiền bị mất là trách nhiệm của Eximbank chứ không phải trách nhiệm của bà.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.