Người Việt đứng trước biển

Nhà văn Sương Nguyệt Minh - 29/01/2025 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Tôi đã đọc một tài liệu nói về thói hư tật xấu của người Việt, nói về thói quen cố hữu cảm quan đường bộ, tư duy giao thông chủ đạo là tư duy đường đất mà dường như lãng quên hoặc không hiểu lắm về đường biển. Người ta quên mất đường bộ là do con người đi mãi mà thành. Còn đường đi trên biển khó hơn, phải khám phá, chinh phục, phải đạt đến trình độ kỹ thuật hàng hải cao và giàu kinh nghiệm mới đi được trên biển.

Tư duy “chim trời cá nước”, mạnh ai nấy bắt

Đất nước Việt Nam hiện nay có 28 tỉnh thành ven biển với 125 huyện, thị xã, thành phố có bờ biển. Địa hình ven biển nước ta, cứ 20 km thì có một cửa sông và 50% cộng đồng dân cư miền biển sống ở hai bên cửa sông, lạch, 70% dân ven biển sống bằng nghề khai thác và thu nhập chính từ khai thác hải sản. Từ xưa đến bây giờ, đất nước ta có hàng ngàn cây số đường biển và nhiều nơi xây dựng được thương cảng, quân cảng nhưng chưa được xếp vào hạng các quốc gia hàng hải lớn mạnh. Thuyền nan, thuyền thúng nhỏ của ta chỉ đi ven bờ, thuyền buồm đa số cũng chỉ ra biển khá gần suốt cả ngàn năm. Đôi khi ngẫm nghĩ, ngoài những tự hào, biết ơn tiền nhân trong công cuộc tiến ra xa khơi, cũng thấy di sản chinh phục biển ông cha ta để lại chưa xứng tầm với những yếu tố ưu đãi trong địa lý biển mà quốc gia này đang sở hữu.

Đứng trước biển, người Việt từ ngàn đời thường có thói quen ứng xử với thiên nhiên là: Quai đê lấn biển, khai hoang, phát triển nông nghiệp, hình thành "nền văn minh lúa nước", chỉ một bộ phận nhỏ tiến ra biển, sinh nhai bằng nghề cá và khai thác hải sản. Các vạn chài hình thành tự phát ven biển, ven đảo, cửa sông, cửa lạch để chống chọi lại sự khắc nghiệt của biển cả và sinh hoạt cộng đồng. Cơ cấu dân cư ven biển thường là tứ xứ hợp lại, quây tụ, lấy nghề đánh bắt hải sản làm nguồn sống chính. Lối sống giản đơn, suốt đời gắn bó với thuyền bè, quan niệm cá tôm, hải sản là của trời cho. Ngư dân trước đây chưa có khái niệm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, nên ra khơi là đánh bắt đến cùng kiệt.

Quan niệm "chim trời cá nước" mạnh ai nấy bắt, bắt được gì ăn nấy, đã thành lối suy nghĩ, cư xử của một bộ phận lớn ngư dân. Biển ven bờ, nhất là vùng cửa sông lạch, thường là nơi tôm cá và các loại hải sản quây tụ, sinh sản. Vì không phải thả nuôi vất vả đổ mồ hôi sôi nước mắt, nên ngư dân đánh bắt không có kế hoạch, ứng xử với nguồn lợi này tùy tiện. "Hết nạc vạc đến xương", dùng lưới mắt to đánh bắt hết con lớn rồi thì dùng lưới dầy, mắt lưới nhỏ vét đến các loại cá con. Người ta ước đoán, hiện nay có hàng trăm kiểu thuyền đánh cá loại nhỏ, đẩy te, gương hai gọng lưới như hai gọng cua càng hung dữ, ngày cũng như đêm, liên tục hoạt động ở ven bờ biển. "Lớn bùi bé mềm", không tha bất cứ con cá tôm mực nào chui vào lưới te. Sinh vật biển đang có nguy cơ bị tận diệt. Dân gian có câu "Miệng ăn núi lở", bây giờ có lẽ nên thêm một dị bản là thành ngữ "Miệng ăn biển cũng kiệt".

Khai thác biển, xét đến cùng chỉ là “săn bắt, hái lượm”

Theo thống kê mới nhất: Nước ta hiện nay có 13 bãi cá chính, trữ lượng cá đủ tiêu chuẩn để khai thác được khoảng 4 triệu tấn, chúng ta chỉ khai thác mới chừng 1,6 triệu tấn. Có nghĩa là biển cả sinh ra cá, để dành cá cho người Việt mà chúng ta vẫn không sử dụng hiệu quả nguồn lợi do thiên nhiên ban tặng. Có thể nói nước ta chưa có ngành công nghiệp đánh cá ở trình độ cao. Nghề khai thác hải sản của ta, dù được trang bị tàu thuyền, kỹ thuật hiện đại, thì xét đến cùng, cũng đang là trong tình trạng "săn bắt, hái lượm" là chủ yếu. Thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên biển phong phú, giàu có, nhưng cứ đánh bắt mãi thì cũng sẽ đến ngày cạn kiệt. Muốn thoát khỏi tình trạng “săn bắt, hái lượm” thì phải vươn tới công nghiệp hải sản tiên tiến, phải làm chủ biển khơi, hài hòa giữa đánh bắt, nuôi thả và chế biến hải sản từ biển. Nghề nuôi cá lồng những năm gần đây phát triển mạnh, nhưng bấp bênh. Nuôi ở gần bờ, trong vịnh, thì dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nuôi ở ngoài khơi xa thì tốn kém, chi phí lớn và nguy cơ bão gió xóa sạch cũng rất lớn.

Tôi đã từng đi thuyền trên vịnh Bái Tử Long, đi tàu ra đảo Phú Quốc, cập bến Côn Đảo. Càng đắm say trước khung cảnh vịnh, biển, hải đảo đẹp đến nao lòng thì càng buồn bã trước những biểu hiện biển khơi bị tàn phá, bị mất cân bằng, ô nhiễm, và bắt gặp rất nhiều bè cá lồng đang làm bẩn nước biển. Túi ni lông, vỏ gói mì tôm và thức ăn thừa của hành khách trên những con tầu từ đất liền ra các đảo quăng vô tội vạ xuống nước cũng đang góp phần làm ô nhiễm biển. Tôi đã từng đi xuống cao tốc trên sông Năm Căn, còn gọi là sông Cửa Lớn, sông Cái Lớn, sông Tam Giang, chảy từ biển phía Tây sang phía Đông. Mê ly giữa rừng tràm rừng đước và thuyền cá bồng bềnh nơi cuối đất, nhưng tôi cũng bắt đầu hốt hoảng không phải vì cửa sông rộng mênh mang rợn ngợp mà lo sợ bởi sự vô ý thức của con người. Chân vịt xuồng cao tốc cứ chốc chốc lại dừng quay vì quấn phải vỏ ni lông, mảnh lưới rách. Con người đang biến biển cả thành cái ao tù đọng, thành nơi đựng chất thải. Sẽ có ngày biển mất cân bằng sinh thái và con người gây ra sẽ chịu hậu quả nặng nề, thê thảm khi biển nổi giận.

Những dòng sông bao giờ cũng đổ ra biển cả. Sông trầm tích nhiều tầng văn hóa, lịch sử và cũng chở trên mình làn nước trong xanh tưới mát cho ruộng đồng và hòa vào đại dương. Công nghiệp hiện đại càng phát triển thì đất, nước và không khí càng chịu hậu quả không tốt lành của nó. Người ta đã kêu ca rất nhiều về nạn ô nhiễm các dòng sông. Hóa chất, nước thải từ các khu công nghiệp chưa được xử lý vẫn đang hàng ngày hàng giờ đổ ra sông. Sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Sài Gòn nhiều hôm nước đen ngòm. Sông Sét, sông Lừ, sông Tô Lịch... như những lòng cống nổi đựng nước thải đổ ra sông Đáy, sông Hồng. Và nước từ các con sông lại đổ ra biển. Con người đang giết chết các dòng sông và bây giờ đang giết dần biển cả.

Tư duy và hành động hướng về “Thế kỷ đại dương”

Người Việt đã từng làm nên một thương cảng Vân Đồn sầm uất từ hơn 860 năm trước, chấm nên một chấm sáng lớn từ rất sớm trên bản đồ thương mại biển khu vực Đông Nam Á. Thương cảng Vân Đồn buôn bán nhộn nhịp, phát triển nhất rực rỡ nhất vào thời Lý, Trần đến mức ở trên đảo Quan Lạn đã hình thành nên những làng quê trù phú như làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ với đầy đủ đình chùa, nghè miếu. Chính từ thương cảng này mà ngà voi, da hổ, chim trĩ, nhãn lồng cùng các đặc sản biển nước ta như đồi mồi, sá sùng, tôm hùm, vỏ ốc nón, ngọc trai, hải sâm... được nước ngoài biết đến. Cũng từ giao thương qua thương cảng Vân Đồn mà vua quan, người giàu có ở đất Thăng Long được dùng lụa Hàng Châu óng mượt, dùng đồ sứ Giang Tây sang trọng, biết đến sâm Cao Ly quý hiếm, các võ quan được nắm trong tay cây kiếm cong xứ Phù Tang sắc lạnh kỳ quái...

Người Việt cũng đã từng đi thuyền vượt biển sang tận xứ Cao Ly từ đầu thế kỷ thứ 13 giúp vua Cao Ly chống quân xâm lược Nguyên Mông được phong làm Hoa Sơn Tướng quân. Người Việt đã từng làm nên một con "Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển" oanh liệt những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Các con tàu không số trang bị rất thô sơ mà đã từng vượt biển Đông rất nhiều chuyến để chuyên chở súng đạn, vũ khí tiếp sức chiến đấu cho chiến trường miền Nam… Đó là truyền thống, là tiền đề cho công cuộc chinh phục biển thời hiện đại của chúng ta.

Thời hiện đại, quan niệm toàn cầu về biển: Thế kỷ 21 là “Thế kỷ đại dương xanh”. Một nước được coi là quốc gia biển của “Kỷ nguyên đại dương” phải đạt được các mục tiêu: Mạnh về kinh tế biển. Mạnh về khoa học biển. Mạnh về thực lực quản lý tổng hợp biển. Mạnh về quân sự biển.

Kinh tế biển cùng với khoa học biển phát triển thì chúng ta có điều kiện đóng mới, mua tầu thuyền hiện đại. Những đội tầu viễn dương chuyên chở hành khách, máy móc, hàng hóa, vật tư có mặt trên mọi hải cảng quốc tế không phải là ước mơ mà phải dần biến thành hiện thực. Và, hạm đội bao gồm tầu chiến, tầu ngầm, tầu tiếp liệu được trang bị hiện đại với tầm hoạt động không giới hạn thì mới đủ sức canh giữ biển Đông. Đã qua rồi cái thời Nhà Nguyễn cử các đội thủy binh mỗi năm vài bận ra Hoàng Sa, Trường Sa bảo vệ biển đảo và thu hái sản vật biển. Bây giờ là thời mà nhân dân và bộ đội phải thường trực trên biển, sống cùng biển, bảo vệ biển.

Quốc phòng hùng mạnh là mỗi đảo nổi đảo chìm là một pháo đài kiên cố, có các hải đoàn đánh bắt và chế biến hải sản, vừa phát triển kinh tế biển vừa cứu hộ cứu nạn ngư dân gặp thiên tai và vừa làm nhiệm vụ quân sự sẵn sàng xua đuổi tàu thuyền nước ngoài xâm phạm trái phép chủ quyền lãnh hải. Phải chủ động dựng nên “phên dậu rào chắn”, ngăn chặn kẻ thù từ xa. Chiến thuật lúc cứng rắn phải thật cứng rắn, lúc mềm dẻo uyển chuyển phải thật uyển chuyển dẻo mềm. Chẳng hạn, cần phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam đủ mạnh với các tàu ngầm kilo và những hạm tầu có sức giãn nước lớn, đủ công năng hiện đại vượt giông tố biển Đông trong mọi thời tiết. Trong những đoàn hạm tầu này, có những hạm tầu đánh bắt, chế biến hải sản, cứu nạn cứu hộ ngư dân; có những tầu chỉ làm nhiệm vụ tuần tra, phát hiện, cảnh báo xua đuổi tàu lạ xâm phạm lãnh hải, thềm lục địa. Tôi tin rằng, những hạm đội tầu hùng mạnh của chúng ta được trang bị vũ khí, công nghệ hiện đại, có tầu sân bay, có tầu ngầm, tầu chiến, có pháo, tên lửa đối không, đối hạm, tuần tra thường xuyên ở biển Đông, tổ chức neo đậu ngay từ phao số 0, để cảnh báo và ngăn chặn kịp thời những mưu đồ xâm phạm chủ quyền lãnh hải nước ta, sẽ đóng góp vào yên bình và phát triển của của một vùng biển Đông bao la.

Tôi đã có một chuyến đi công tác dài ngày qua hàng chục đảo chìm đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa. Sao trời chi chít trong đêm soi bóng xuống mặt biển lung linh làm dậy sáng lên vô vàn ánh lân tinh. Đêm không ngủ, ngồi ở cầu tàu nhìn về phía đất liền vời xa, lòng đầy xốn xang. Tôi nghĩ đến Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển. Tôi nghĩ đến công cuộc chinh phục biển nhiều nhọc nhằn, đầy gian nan và khát vọng thịnh vượng của người Việt chúng ta.

Đất nước phải đối diện với giặc giã và chiến tranh triền miên dài trong lịch sử đã cản trở rất nhiều công cuộc chinh phục biển khơi của chúng ta. Nhưng, tôi tin và hy vọng vào người Việt cần cù, thông minh, sáng tạo và dũng cảm, đã đến thời kỳ vươn dậy, đã hội tụ đầy đủ những yếu tố về vị thế và tiềm lực để tự tin bước từng bước dài rộng và vững chắc tiến vào "Thế kỷ đại dương", tiến vào một công cuộc mới để nâng tầm khát vọng chinh phục biển khơi, làm chủ biển khơi trong tương lai không còn vời xa nữa.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Định hình 3 trụ cột nền kinh tế biển đảo Bạch Long Vĩ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Định hình 3 trụ cột nền kinh tế biển đảo Bạch Long Vĩ

Tiêu điểm 91 ngày trước
(VNF) - Tổng Bí thư định hình 3 trụ cột cho nền kinh tế biển Bạch Long Vĩ: phát triển du lịch biển đảo, nuôi trồng hải sản cao cấp, bảo tồn hệ sinh thái biển đảo.
Cùng chuyên mục
'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

13/02/25 12:19 (GMT+7)

(VNF) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương việc chấm dứt hoạt động của công an huyện thì sẽ phải tổ chức lại hoạt động của cơ quan như Viện Kiểm sát và tòa án.

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

13/02/25 10:20 (GMT+7)

(VNF) -Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, trong đó nhấn mạnh chính sách phân quyền, phân cấp để địa phương tự chịu trách nhiệm.

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

12/02/25 16:43 (GMT+7)

(VNF) - Dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành, gồm HĐND và UBND.

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

12/02/25 16:15 (GMT+7)

(VNF) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên có 118 người xin nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc. Dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ cho những cán bộ này hơn 148 tỷ đồng.

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

12/02/25 15:21 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn câu chuyện thực tế như việc điều tiết, phá đập cứu dân trong đợt bão Yagi vừa rồi.

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

12/02/25 11:51 (GMT+7)

(VNF) - Thường vụ Quốc hội đề xuất được tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với các trường hợp bị xem xét vi phạm và có cơ sở xử lý từ cảnh cáo trở lên.

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

10/02/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Kết thúc năm 2024, kinh tế nước ta tăng trưởng 7,09%. Đây là mức tăng trưởng có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề cho năm 2025, kinh tế đạt tăng trưởng từ 8% trở lên và đạt 2 con số trong những năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu kỳ vọng, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, trong đó, việc đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là hạ tầng giao thông được xem là khâu đột phá.

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

12/02/25 08:41 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 12/2, Quốc hội khoá XV đã khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9. Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

12/02/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia từ HSBC đánh giá, mặc dù năm 2025 khởi đầu không quá tệ, rủi ro thuế quan vẫn phủ một bóng mây lên triển vọng thương mại. Việt Nam là quốc gia đối diện với rủi ro thuế quan cao nhất trong ASEAN do có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.

Hải Phòng: Phó chủ tịch UBND và Trưởng ban Tuyên giáo xin nghỉ hưu trước tuổi

Hải Phòng: Phó chủ tịch UBND và Trưởng ban Tuyên giáo xin nghỉ hưu trước tuổi

12/02/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - TP. Hải Phòng có 34 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/03/2025

‘Thử nghiệm đổi mới sáng tạo ở Việt Nam chưa phải là  sandbox đúng nghĩa’

‘Thử nghiệm đổi mới sáng tạo ở Việt Nam chưa phải là sandbox đúng nghĩa’

11/02/25 18:23 (GMT+7)

(VNF) - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cơ chế “thử nghiệm” ở Việt Nam chưa phải là công cụ Sandbox đúng nghĩa nhằm giải phóng được năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia.

Mua lại dãy số trước đó, người đàn ông trúng giải Vietlott 152 tỷ đồng

Mua lại dãy số trước đó, người đàn ông trúng giải Vietlott 152 tỷ đồng

11/02/25 16:33 (GMT+7)

(VNF) - Người chơi đến từ TP. HCM trúng giải Jackpot xổ số tự chọn Mega 6/45 với giá trị hơn 152 tỷ đồng. Đây là giải thưởng Jackpot lớn nhất từ trước đến nay của xổ số tự chọn Mega 6/45.

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

11/02/25 15:35 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Đại hội Đảng bộ các cấp có vai trò dẫn dắt, định hướng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn Đảng và toàn xã hội. Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ này có 3 nhiệm vụ trọng tâm.

Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, tiến hành công tác nhân sự

Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, tiến hành công tác nhân sự

11/02/25 14:54 (GMT+7)

(VNF) - Trong kỳ họp bất thường lần thứ 9 khai mạc vào ngày mai (12/2), Quốc hội sẽ tiến hành xem xét công tác nhân sự.

Văn phòng Chủ tịch nước giảm 1 vụ và 6/6 phòng

Văn phòng Chủ tịch nước giảm 1 vụ và 6/6 phòng

11/02/25 14:45 (GMT+7)

(VNF) - Văn phòng Chủ tịch nước dự kiến tổ chức bộ máy gồm 6 vụ trực thuộc và không tổ chức cấp phòng trong vụ, giảm 1 vụ và 6/6 đơn vị cấp phòng so với hiện tại.

Giảm 30% tiền thuê đất: Tiết kiệm 4.000 tỷ, người dân có thêm vốn làm ăn

Giảm 30% tiền thuê đất: Tiết kiệm 4.000 tỷ, người dân có thêm vốn làm ăn

11/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh dự báo kinh tế năm 2025 còn nhiều khó khăn, việc giảm thu 30% từ tiền thuê đất sẽ trở thành trợ lực giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, yên tâm sản xuất, kinh doanh, hướng đến mục tiêu tăng trưởng “hai con số” như Thủ tướng Chính phủ đặt ra.

TPBank 'rót' 2.500 tỷ, nút thắt lớn nhất cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được thông

TPBank 'rót' 2.500 tỷ, nút thắt lớn nhất cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được thông

10/02/25 21:30 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 10/2, Công ty cổ phần cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 2.500 tỷ đồng cho dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

'Quy mô GDP năm 2025 trên 500 tỷ USD'

'Quy mô GDP năm 2025 trên 500 tỷ USD'

10/02/25 17:34 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ đề xuất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 trên 8%, thu nhập bình quân đầu người trên 5.000 USD thay vì 4.900 USD như kế hoạch trước đó.

Thủ tướng: 'Tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp'

Thủ tướng: 'Tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp'

10/02/25 17:29 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành thanh tra tập trung, thống nhất, tinh gọn theo 2 cấp.

Đề xuất vay vốn Trung Quốc làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 8,3 tỷ USD

Đề xuất vay vốn Trung Quốc làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 8,3 tỷ USD

10/02/25 16:43 (GMT+7)

(VNF) - Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được Chính phủ đề xuất đầu tư theo hình thức đầu tư công, với tổng mức đầu tư khoảng 203.231 tỷ đồng (8,369 tỷ USD).

 Chủ tịch Đèo Cả: 'Chính phủ cần đặt hàng cụ thể cho DN tư nhân'

Chủ tịch Đèo Cả: 'Chính phủ cần đặt hàng cụ thể cho DN tư nhân'

10/02/25 15:23 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Đèo Cả cho rằng Chính phủ cần cụ thể việc đặt hàng cho DN tư nhân tham gia vào các dự án trọng điểm chiến lược như đường sắt tốc độ cao, metro...

Đồng Nai: Bắt Chủ tịch huyện Long Thành do sai phạm đền bù đất đai Sân bay Long Thành

Đồng Nai: Bắt Chủ tịch huyện Long Thành do sai phạm đền bù đất đai Sân bay Long Thành

10/02/25 14:52 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 10/2, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Lê Văn Tiếp (47 tuổi, chủ tịch UBND huyện Long Thành), liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

'Phát triển năng lượng tái tạo rồi đắp chiếu là có tội với nhân dân'

'Phát triển năng lượng tái tạo rồi đắp chiếu là có tội với nhân dân'

10/02/25 14:47 (GMT+7)

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng việc phát triển năng lượng tái tạo tối đa mà đắp chiếu là có tội với đất nước, có tội với nhân dân.

T&T sẽ là đối tác chiến lược của Boeing tại Việt Nam và Đông Nam Á

T&T sẽ là đối tác chiến lược của Boeing tại Việt Nam và Đông Nam Á

10/02/25 14:20 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Tập đoàn T&T Group Đỗ Quang Hiển cho biết doanh nghiệp này sẽ là tập đoàn đối tác chiến lược của Boeing tại Việt Nam và Đông Nam Á.

Tin khác
‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

(VNF) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định quá trình sắp xếp cơ cấu lại bộ máy nhà nước không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

Hải Phòng: Phó chủ tịch UBND và Trưởng ban Tuyên giáo xin nghỉ hưu trước tuổi

Hải Phòng: Phó chủ tịch UBND và Trưởng ban Tuyên giáo xin nghỉ hưu trước tuổi

‘Thử nghiệm đổi mới sáng tạo ở Việt Nam chưa phải là  sandbox đúng nghĩa’

‘Thử nghiệm đổi mới sáng tạo ở Việt Nam chưa phải là sandbox đúng nghĩa’

Mua lại dãy số trước đó, người đàn ông trúng giải Vietlott 152 tỷ đồng

Mua lại dãy số trước đó, người đàn ông trúng giải Vietlott 152 tỷ đồng

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, tiến hành công tác nhân sự

Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, tiến hành công tác nhân sự

Văn phòng Chủ tịch nước giảm 1 vụ và 6/6 phòng

Văn phòng Chủ tịch nước giảm 1 vụ và 6/6 phòng

Giảm 30% tiền thuê đất: Tiết kiệm 4.000 tỷ, người dân có thêm vốn làm ăn

Giảm 30% tiền thuê đất: Tiết kiệm 4.000 tỷ, người dân có thêm vốn làm ăn

TPBank 'rót' 2.500 tỷ, nút thắt lớn nhất cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được thông

TPBank 'rót' 2.500 tỷ, nút thắt lớn nhất cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được thông

'Quy mô GDP năm 2025 trên 500 tỷ USD'

'Quy mô GDP năm 2025 trên 500 tỷ USD'

Thủ tướng: 'Tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp'

Thủ tướng: 'Tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp'

Đề xuất vay vốn Trung Quốc làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 8,3 tỷ USD

Đề xuất vay vốn Trung Quốc làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 8,3 tỷ USD

 Chủ tịch Đèo Cả: 'Chính phủ cần đặt hàng cụ thể cho DN tư nhân'

Chủ tịch Đèo Cả: 'Chính phủ cần đặt hàng cụ thể cho DN tư nhân'

Đồng Nai: Bắt Chủ tịch huyện Long Thành do sai phạm đền bù đất đai Sân bay Long Thành

Đồng Nai: Bắt Chủ tịch huyện Long Thành do sai phạm đền bù đất đai Sân bay Long Thành

'Phát triển năng lượng tái tạo rồi đắp chiếu là có tội với nhân dân'

'Phát triển năng lượng tái tạo rồi đắp chiếu là có tội với nhân dân'

T&T sẽ là đối tác chiến lược của Boeing tại Việt Nam và Đông Nam Á

T&T sẽ là đối tác chiến lược của Boeing tại Việt Nam và Đông Nam Á

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.