Nhà đầu tư ngoại bán ròng, tháo chạy khỏi chứng khoán Trung Quốc

Thanh Tú - 08/10/2023 23:58 (GMT+7)

(VNF) - Các nhà đầu tư toàn cầu vẫn tỏ ra thận trọng với thị trường chứng khoán Trung Quốc bất chấp những dấu hiệu khởi sắc gần đây của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

VNF
Các nhà đầu tư toàn cầu vẫn tỏ ra thận trọng với chứng khoán Trung Quốc.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 80,1 tỷ nhân dân tệ (10,97 tỷ USD) cổ phiếu loại A của Trung Quốc trong quý III vừa qua. Cổ phiếu loại A là cổ phiếu chứng khoán của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, giao dịch trên hai Sàn chứng khoán Trung Quốc là Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến.

Các nhà đầu tư toàn cầu vẫn tỏ ra khá thận trọng dù nền kinh tế Trung Quốc gần đây đã ghi nhận một số dấu hiệu tích cực hơn sau thời gian ảm đạm do ảnh hưởng của đại dịch. Hoạt động nhà máy tăng trưởng lần đầu tiên sau 6 tháng, giá tiêu dùng tăng 0,1% trong tháng 8 cũng giúp xoa dịu nỗi lo giảm phát.

Bắc Kinh mới đây cho biết, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 753 tỷ NDT (103 tỷ USD) trong thời gian nghỉ lễ Trung thu và Quốc khánh tính đến ngày 6/10. Con số này tăng 1,5% so với năm 2019 và 130% so với năm ngoái, khi quốc gia này vẫn áp dụng các quy định hạn chế để phòng dịch.

Dựa trên những kết quả khả quan này, ngân hàn Standard Chartered mới đây cho biết họ kỳ vọng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ tăng lần lượt 5,1% và 5,6% trong quý III và IV, và 5,4% trong năm nay.

Theo ông Ding Shuang - nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc và Bắc Á tại Standard Chartered, có sự mất kết nối giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế Trung Quốc. “Nền kinh tế không tệ nhưng tâm lý nhà đầu tư không cao”, ông Ding Shuang nhận định.

Hồi đầu tháng này, ngân hàng Morgan Stanley cho biết các nhà quản lý quỹ dài hạn mà họ theo dõi đã cắt giảm phân bổ của họ cho các cổ phiếu ở thị trường Trung Quốc xuống mức trung bình thấp nhất kể từ năm 2020.

Bà Jian Shi Cortesi, giám đốc đầu tư tại Công ty đầu tư GAM có trụ sở tại Thụy Sỹ, cho biết: “Niềm tin vào các cổ phiếu của Trung Quốc hiện ở mức thấp nhất mà chúng tôi quan sát thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Niềm tin yếu đi do đà tăng trưởng kinh tế suy yếu, lực cản bất động sản và căng thẳng Mỹ-Trung”.

 “Chúng tôi nhận thấy rằng các nhà đầu tư quốc tế không chú ý nhiều đến mức định giá rẻ. Ngay cả kết quả thu nhập khả quan của một số công ty cũng bị thị trường bỏ qua và chưa phản ánh vào giá cổ phiếu”, bà Cortesi nhận định thêm.

Chia sẻ với Nikkei, ông Raymond Cheng, giám đốc đầu tư khu vực Bắc Á của Standard Chartered,  rằng các nhà đầu tư đang trì hoãn cho đến khi họ thấy những dấu hiệu rõ ràng về việc Trung Quốc đang thực hiện các bước nghiêm túc để giải quyết thị trường bất động sản đang gặp khó khăn. 

“Trong số các khách hàng mà tôi đã trao đổi trên toàn cầu, không ai muốn mua bất kỳ cổ phiếu Hồng Kông hay Trung Quốc nào. Họ đang tìm cách bán khi họ thấy giá cổ phiếu tăng cao hơn”, ông Raymond Cheng nhấn mạnh thêm.

Kể từ cuối tháng 7, Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách với hy vọng ổn định thị trường nhà ở và thúc đẩy thị trường chứng khoán, nhưng các nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu các biện pháp này có đủ để vực dậy niềm tin của người tiêu dùng và kích thích đầu tư hay không.

Ông Benjamin Bennett, người đứng đầu chiến lược đầu tư và nghiên cứu tại Legal & General Investment Management, cho biết: “Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào một số lĩnh vực có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia, nổi bật nhất là công nghệ và bất động sản. Tác động có thể là tích cực trong dài hạn vì nó đặt nền tảng tăng trưởng trong tương lai bền vững hơn. Tuy nhiên, tác động trong ngắn hạn nhìn chung là không tốt đối với các khoản đầu tư hiện tại, vì vậy mọi người không muốn quay trở lại quá sớm”.

Ông Thomas Fung, CIO của China Rise Securities Asset Management có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết: “Các nhà đầu tư trong nước mà chúng tôi nói chuyện có lẽ bi quan hơn các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện định giá cổ phiếu khá rẻ, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tài sản tiếp tục giảm? Có hay không có chất xúc tác, câu hỏi ... đè nặng lên tâm trí các nhà đầu tư."

Xem thêm >> Thị trường năng lượng ‘thở phào’ sau động thái của Nga

Theo Nikkei
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tiếp tục trình diễn vũ điệu tăng trưởng đẹp mắt với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý III năm tài chính 2024.

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng chục triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng chục triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

(VNF) - Quyền sở hữu nhà vẫn là một mục tiêu ngày càng khó đạt được đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt trong bối cảnh chung cư “một mình một ngựa” thẳng tiến với tốc độ tăng giá đáng sợ.

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Tín Trung (68 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - Resco) và 7 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

(VNF) - Các trái chủ nước ngoài đã tạm dừng thanh toán nợ của Ukraine vào năm 2022, nhưng sự kiên nhẫn của họ được cho là đã cạn kiệt. Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ sở hữu trái phiếu cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả nợ cho Ukraine.

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.