Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chia sẻ tại talkshow Phố Tài chính về ảnh hưởng của đợt dịch lần thứ 4 tới nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho hay đợt bùng phát đợt dịch lần thứ 4 đã khiến giãn cách xã hội kéo dài 3 tháng đối với TP. HCM và các tỉnh phía nam, gần 2 tháng tại Hà Nội, gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý III, qua đó tác động đến nhiều ngành nghề lĩnh vực.
Theo báo cáo gần đây nhất của viện nghiên cứu kinh tế của và chính sách VERP, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và miễn dịch cộng đồng vào quý II năm 2022 thì kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, sẽ tăng trưởng ở mức dự báo 4,5% đến 5,1%. Trong khi đó, World Bank cũng dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 tăng trưởng khoảng 4,8%, mức thấp hơn trước, cho thấy là ảnh hưởng của đợt dịch do biến chủng Delta lần này tác động rất là sâu và rộng hơn so với 3 đợt dịch trước.
Tuy nhiên, vị đại diện MBS nhận thấy rằng mặc dù so với kì vọng thì mức tăng GDP trên là không đạt được nhưng so với mặt bằng chung của khu vực như vậy cũng tương đối tích cực.
Về kết quả của các doanh nghiệp niêm yết, xu hướng tăng trưởng chậm lại về lợi nhuận sau thuế của khối phi tài chính trong quý II năm nay đã diễn ra và tiếp tục giảm tốc trong quý III. "Ảnh hưởng rõ rệt của đợt giãn cách dẫn tới sự đứt gãy chuỗi cung ứng và không loại trừ khả năng quý III năm nay sẽ có rất nhiều doanh nghiệp hay các nhóm ngành có mức tăng trưởng âm", ông Sơn nói.
Theo ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) hầu hết các nhóm ngành trong nền kinh tế đều chịu tác động bởi dịch Covid-19. Đầu tiên là nhóm ngành hàng không và du lịch. Năm 2020, những ngành này đã chịu tác động rất lớn do dịch bệnh. Đến năm 2021, ngành này tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh, nhiều đường bay thì đã bị dừng hoặc giảm tần suất.
Chẳng hạn, đường bay từ Hà Nội tới TP. HCM thậm chí còn giảm từ 8 chuyến xuống chỉ còn 2 chuyến trong 1 tuần. Theo số liệu của cục hàng không Việt Nam, tính từ 19/7 cho tới 18/8, tất cả các hãng hàng không Việt Nam chỉ thực hiện được 1.536 chuyến bay, tức là giảm 90,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, một số ngành khác cũng chịu tác động bất lợi. Ví dụ như ngành bán lẻ, rất nhiều các cửa hàng trong đợt giãn cách vừa qua đã phải đóng cửa, đặc biệt là những cửa hàng không bán đồ thiết yếu.
Nhóm ngành ngân hàng cũng đã áp dụng rất nhiều biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp, hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng, nên cũng bị chịu tác động. Bên cạnh đó, ngành xuất khẩu cũng phải chịu tác động mạnh.
Với ngành da giầy, sang đến tháng 8, tỷ lệ đơn hàng đã rút ra khỏi Việt Nam là khoảng 20% nhưng đến tháng 9, tỷ lệ này đã tăng lên khoảng từ 44% đến 50%. "Rõ ràng là tình hình giãn cách cũng như thiếu hụt lao động do phải hoạt động ở mức vừa phải đã gây ra rất nhiều khó khăn cho những ngành xuất khẩu", ông Hiển nhìn nhận.
Ngành bất động sản cũng là một ngành phải chịu tác động khá mạnh, hầu hết các phân khúc liên quan đến bất động sản du lịch, bất động sản nhà ở đã chịu tác động.
Liên quan tới việc một số nhóm cổ phiếu đã tăng giá đón đầu xu hướng phục hồi hậu giãn cách xã hội, cả hai chuyên gia đều nêu nhận định đáng chú ý đối với cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines.
Giám đốc Nghiên cứu MBS Trần Hoàng Sơn nhấn mạnh đây là giai đoạn rất khó khăn đối với ngành hàng không. Việc cổ phiếu hàng không tăng giá thời gian qua có thể coi là quá sớm, đà tăng giá có thể khó kéo dài khi mà tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến tương đối phức tạp cả trong nước lẫn thị trường quốc tế do các biến thể mới, trong khi đó việc mở đường bay qua hội chiếu vắc-xin vẫn chưa được triển khai.
Còn Giám đốc Phân tích SHS Ngô Thế Hiển thì cho hay việc cổ phiếu của Vietnam Airlines trong các phiên gần đây có sự tăng trưởng rất mạnh chỉ là những phản ứng mang tính tức thời trước thông tin tích cực và mang tính chất đầu cơ ngắn hạn nhiều hơn là xu hướng tăng dài hạn.
"Tổng lỗ lũy kế của Vietnam Airlines trong thời điểm 6 tháng đầu năm 2021 là 17.700 tỷ đồng. Số lỗ này lớn hơn tổng lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines trong 13 năm trước cộng lại. Như thế, chúng ta có thể thấy rằng để Vietnam Airlines gần khắc phục được số lỗ này sẽ mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, khi mà đầu tư vào các nhóm ngành như là hàng không, dịch vụ hàng không trong giai đoạn này thì cũng cần lưu ý tới các yếu tố nói trên", ông Hiển cảnh báo.
Nhìn nhận về những nhóm ngành sẽ bứt phá, dẫn đầu thị trường nếu nền kinh tế thực sự mở trở lại như mục tiêu đã đặt ra, ông Trần Hoàng Sơn cho hay về cơ bản trong 6 tháng đầu năm, những nhóm cổ phiếu mà ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 lần này vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu rất tốt, đó là những nhóm cổ phiếu liên quan đến thép, các nhóm ngành về khai khoáng, nhóm liên quan đến dịch vụ tài chính như là chứng khoán…
"Chính vì vậy, nhìn về thống kê dòng tiền, chúng tôi vẫn nhận thấy là nhóm thép, nhóm chứng khoán, nhóm liên quan đến hàng hóa được hưởng lợi bởi sự tăng giá vẫn là nhóm hút được dòng tiền và duy trì các tốc độ tăng giá tốt trong thời điểm 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, còn có nhóm đầu tư công, nhóm xuất khẩu, nhóm liên quan đến thực phẩm, nhóm càng biển hoặc là những nhóm phòng thủ như là dược phẩm, bảo hiểm, sản xuất, phân phối điện hay là nước sạch. Đây là nhóm mà dòng tiền chuyển sang trạng thái phòng thủ hơn, tập trung vào những nhóm cổ phiếu mà có nền tảng cơ bản vững chắc. Các nhóm có cổ tức tốt cũng là một tiêu điểm trong thời gian vừa qua", vị đại diện MBS nói.
Đối với các nhóm ngành liên quan đến cảng biển hay logistics, theo ông Sơn, trong ngắn hạn vẫn rất tích cực.
Riêng về nhóm bất động sản, thương mại thì có thể sẽ có những nhịp cung và tác động rất là tích cực với những nhóm cổ phiếu đầu ngành như là DIG, Nam Long, KDH, Phát Đạt, Vinhomes, đấy là những nhóm cổ phiếu đầu ngành.
"Về cách chọn cổ phiếu thì cơ bản vẫn nên chọn doanh nghiệp nào đang có nội lực tốt và có tăng trưởng dương ít nhất là trong 6 tháng đầu năm. Sau đó, chúng ta nên “bó đũa, chọn cột cờ”, tức là trong nội bộ một ngành chỉ có đâu đó khoảng 2-3 doanh nghiệp là tốt nhất trong ngành để đầu tư", ông Sơn đưa ra lời khuyên.
Ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích SHS thì đề cao các nhóm ngành liên quan đến đầu tư công như xây lắp hạ tầng, nhóm ngành liên quan tới vật liệu xây dựng như đá, sắt, thép, nhựa đường, xi măng. Xa hơn nữa là một số doanh nghiệp ngành bất động sản cũng có thể là được hưởng lợi gián tiếp từ quá trình đẩy mạnh đầu tư công.
Kế đó là nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp. "Như chúng ta đã biết, mặc dù hai tháng 7 và 8, chúng ta đã chịu tác động khá mạnh bởi đại dịch, tuy nhiên, dòng vốn của FDI đăng ký vào Việt Nam vẫn được giữ ở mức tăng trưởng khá là tốt so với năm 2021. Điều này cho thấy các nhà đầu tư vẫn đánh giá khá là cao môi trường kinh doanh của Việt Nam và nhận thấy có các cơ hội đầu tư vào Việt Nam trong dài hạn, vì vậy họ vẫn tiếp tục rót vốn. Cho nên nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp xét trong quý IV vẫn sẽ là những nhóm ngành rất là hấp dẫn đối với nhà đầu tư", ông Hiển nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, các nhóm ngành liên quan tới bán lẻ và hàng tiêu dùng sau một thời gian bị ảnh hưởng sẽ có sự bứt phá. Đặc biệt là các ngành liên quan tới hàng hóa xa xỉ, hàng hóa lâu bền, ví dụ như xe máy, ô tô, điện tử, vàng bạc nữ trang.
Tiếp đến là ngành chứng khoán vẫn được dự báo sẽ có sự tăng trưởng tích cực vào trong quý IV.
Cuối cùng là nhóm ngành ngân hàng. "Khi các doanh nghiệp là các khách hàng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, sẽ làm giảm áp lực dự phòng rủi ro. Đồng thời, nhiều cổ phiếu của các ngân hàng trong thời gian qua đã giảm ở mức khá nên ngân hàng cũng là ngành đáng quan tâm trở lại trong quý IV", đại diện SHS cho biết.
TalkShow Phố Tài Chính là chương trình truyền hình cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin đa chiều và các kiến thức chuyên sâu về thị trường tài chính - chứng khoán. Chương trình được phát sóng vào lúc 18h30 thứ 2 hàng tuần trên VTV8 và phát lại trên các nền tảng mạng xã hội của Talkshow Phố Tài Chính. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.