'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quý năm 2021.
Theo đó, BIDV dự kiến phát hành tối đa gần 641,93 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 12,69% số cổ phiếu đang lưu hành. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ. Thời gian phát hành dự kiến trong quý IV/2023.
Sau phát hành, vốn điều lệ của BIDV dự kiến tăng thêm hơn 6.419 tỷ đồng, từ hơn 50.585 tỷ đồng lên gần 57.005 tỷ đồng.
Vào cuối tháng 8, HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng phê duyệt việc triển khai phương án tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức tiền mặt năm 2020.
Cụ thể, ngân hàng này dự kiến phát hành gần 564,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 11,7415% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 117 cổ phiếu mới). Thời gian phát hành dự kiến là trong quý IV/2023.
Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ VietinBank sẽ tăng thêm gần 5.643 tỷ đồng, từ 48.057 tỷ đồng lên hơn 53.700 tỷ đồng.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên gần 55.891 tỷ đồng, theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020.
Theo đó, Vietcombank đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 26/7 để phát hành phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 18,1% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 181 cổ phiếu mới).
Nhiều ngân hàng khác trước đó cũng chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng như OCB (50% bằng cổ phiếu), Eximbank (18% bằng cổ phiếu), MB (15% bằng cổ phiếu), HDBank (15% bằng cổ phiếu), SHB (18% bằng cổ phiếu)...
Trong khi đa số các nhà băng đều có kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu thì Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) lại có kế hoạch chia tiền mặt trong năm nay. Theo đó, VPBank dự kiến chi gần 8.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận của năm 2022 để trả cổ tức với tỷ lệ 10%.
Đại diện VPBank thông tin, muộn nhất là trong quý III năm nay, ngân hàng sẽ hoàn tiến hành việc trả cổ tức cho cổ đông.
Năm nay, NHNN không còn cấm các ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt. Tuy nhiên, hiện chỉ có 6 ngân hàng thực hiện chia một phần cổ tức bằng tiền mặt. Đó là HDBank, VIB, TPBank, VPBank, ACB và MB; các nhà băng còn lại vẫn kiên định với chiến lược chia cổ tức toàn bộ bằng cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận.
Lãnh đạo các ngân hàng lý giải việc không chia cổ tức tiền mặt là để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng tốt hơn các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đầu tư cơ sở vật chất, số hóa, mở rộng quy mô cho vay và giữ chân nhân tài,....
Thực ra, cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu đều được coi là thu nhập của nhà đầu tư. Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ bị điều chỉnh tương ứng với số cổ tức mà ngân hàng chi trả trên mỗi cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.