Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 24/4/2021, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2021. Mục tiêu 20 tỷ USD vốn hóa vào năm 2025 đưa ra tại đại hội lập tức được chú ý.
Ngay câu hỏi đầu tiên của phần thảo luận tại đại hội, một cổ đông đại diện tổ chức đầu tư nước ngoài đã đặt câu hỏi về tính khả thi của chỉ tiêu trên.
Hiện tại chưa có công ty nào của Việt Nam đạt được quy mô vốn hóa nói trên. Ở lĩnh vực ngân hàng, hiện Vietcombank có quy mô vốn hóa lớn nhất nhưng cũng chỉ ở mức 16,6 tỷ USD. Vốn hóa của Techcombank hiện ở mức 6,12 tỷ USD tính đến chốt phiên 23/4/2021.
Song, mục tiêu giá trị vốn hóa thị trường 20 tỷ USD mà Techcombank đề ra nằm ở tương lai, vào năm 2025. 5 năm tới là khoảng thời gian dài, tiềm ẩn nhiều biến động của nền kinh tế, có thể thuận lợi cũng có thể bất lợi. Nhưng nhìn vào chặng đường Techcombank vừa đi qua, đang đi và hướng đến, với những giá trị đang sở hữu, từ hơn 6 tỷ USD đến 20 tỷ USD không quá xa.
“Năm 2020, vốn hóa của Techcombank đạt 5 tỷ USD và hiện tại vốn hóa lên tới 6 tỷ USD. Đây là những con số cho thấy bước đi bền vững của Techcombank. Techcombank tham vọng giá trị vốn hóa lên tới 20 tỷ USD vào năm 2025. Hiện Techcombank cũng được nhìn nhận đúng hơn trên thị trường chứng khoán với giá cổ phiếu TCB phản ánh đúng đắn hơn sức khoẻ và lợi thế của Techcombank so với các ngân hàng khác”, Tổng giám đốc Jens Lottner trả lời cổ đông.
Ông Jens Lottner nhấn mạnh rằng, trong 5 năm tới, Techcombank tính toán mức tăng trưởng khoảng 20-25%/năm cho mục tiêu trên. Với một ngân hàng lớn, vốn hóa khá cao như Techcombank, việc duy trì tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm trong 4-5 năm liên tiếp không phải chuyện dễ, nhất là sau khi Ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng lợi nhuận kép lên tới 58% trong 5 năm qua, một kết quả mà không một ngân hàng ở quy mô trung bình vừa đến lớn đạt được.
“Tuy vậy, với các điều kiện và lợi thế đang có, chúng tôi tin mình có thể làm được”, ông Jens Lottner nói.
Giai đoạn 2016-2020, Techcombank đã liên tiếp tạo kỷ lục lợi nhuận, khẳng định vị thế số 1 ở chỉ tiêu này trong khối NHTMCP tư nhân; chuỗi 22 quý tăng trưởng doanh thu liên tiếp được nối dài; xây dựng một nền tảng với bộ đệm cho phép Ngân hàng mức độ tăng trưởng 20% mỗi năm là hiện thực. Và giai đoạn 2021-2025, ngân hàng này tiếp tục đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở khoảng 20%.
Mức độ tăng trưởng trên hàm ý lợi nhuận Techcombank có triển vọng sẽ sớm đạt tầm tỷ đô những năm tới, khi năm 2021 hướng đến chỉ tiêu 19,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 25,3% so với năm 2020). Cơ sở quan trọng của mục tiêu 20 tỷ USD vốn hóa nằm ở đây.
Như ông Jens Lottner trả lời, “điều kiện và lợi thế đang có” tại Techcombank có một điểm khá đặc biệt.
Điều kiện và lợi thế không chỉ về thương hiệu, đội ngũ nhân sự, hay vị thế dẫn đầu thị trường ở nhiều phân khúc, vô địch về CASA và tầm tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) khó có NHTM khác vượt qua …, mà còn ở nguồn lực tích lũy rất lớn.
Báo cáo tài chính chốt năm 2020 cho thấy Techcombank có vốn chủ sở hữu lên tới hơn 74.614 tỷ đồng; trong đó có tới hơn 31.815 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối - quy mô tích lũy mà chưa có NHTMCP tư nhân nào có thể đối sánh. Từ đây, mục tiêu 20 tỷ USD vốn hóa không phải là xa vời.
Vốn hóa thị trường được tính theo thị giá cổ phiếu với lượng cổ phiếu niêm yết. Techcombank hiện có hơn 3,5 tỷ cổ phiếu niêm yết, ứng với vốn điều lệ hơn 35.000 tỷ đồng. Đến thời điểm, quy mô này chắc chắn sẽ thay đổi rất lớn.
Không xa, năm 2018 thị trường từng chứng kiến giá trị tích lũy tại Techcombank được cụ thể hóa bằng việc trả cổ tức tỷ lệ 1:2, tức quy mô vốn điều lệ đạt gấp ba lần trước đó. Thị giá cổ phiếu chia tách và thị trường có thể cần một thời gian hấp thụ. Và nay, như Tổng giám đốc Jens Lottner đề cập ở trên, giá cổ phiếu TCB đã phản ánh đúng hơn sức khoẻ và lợi thế của Techcombank so với các ngân hàng khác…
Với dự tính tăng trưởng 20% mỗi năm cho giai đoạn 2021-2025, nguồn lợi nhuận chưa phân phối và quy mô vốn chủ sở hữu Techcombank tích lũy dự kiến sẽ tiếp tục tạo cơ sở lớn cho mục tiêu nâng tầm vốn hóa. Tuy nhiên, vì sao chưa cụ thể hóa từng bước qua tăng vốn điều lệ?
Tại ĐHĐCĐ nói trên, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết, Ngân hàng đã cân đối các chỉ tiêu phù hợp với quy mô vốn điều lệ hiện tại và chưa tăng thêm; việc trả cổ tức và tăng vốn giai đoạn này chưa phải là ưu tiên hàng đầu, mà cốt yếu ở giá trị tăng lên cho cổ đông. Nguồn lợi nhuận giữ lại tạo điều kiện để đầu tư cho tăng trưởng, mà mức độ 20% mỗi năm nói trên như một cam kết về hiệu quả.
Còn với mức vốn điều lệ hiện tại, Techcombank đã có các cân đối bền vững trong hệ thống. Như năm 2021, đây là NHTM được NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bước đầu 12%, ở mức cao trong hệ thống. Hay tỷ lệ an toàn vốn tại 31/12/2020 lên tới 16,1% theo Thông tư 41, cao gấp đôi mức 8% mà NHNN quy định.
Cân đối nhu cầu và các điều kiện hoạt động, đến thời điểm hợp lý hẳn Techcombank sẽ cụ thể hóa giá trị tích lũy trên, chuyển tiếp nguồn lực lợi nhuận giữ lại để tăng vốn điều lệ. Các bước cụ thể này trong tương lai sẽ nâng nền tham chiếu để tính quy mô vốn hóa, trong mục tiêu 20 tỷ USD và trở thành một trong 10 NHTM quy mô nhất khu vực ASEAN.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.