Những điều chưa biết về 'ông chủ' dự án Le Palmier Hồ Tràm

Việt Anh - 29/06/2022 16:57 (GMT+7)

(VNF) - Đông Tây Group tự giới thiệu là 'ông chủ' của dự án chỉ mới ra mắt thị trường là Le Palmier Hồ Tràm. Tuy nhiên, thực tế đây là dự án đổi tên từ Parami Hồ Tràm (khu du lịch Kim Sa bãi Hồ Tràm) của chủ đầu tư Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Du lịch Kim Sa, thành viên của Thủ Thiêm Group.

VNF
Những điều chưa biết về 'ông chủ' dự án Le Palmier Hồ Tràm

'Bình mới rượu cũ'

Thời gian gần đây, một số diễn đàn địa ốc có lượng lớn thành viên đã bàn tán sôi nổi về dự án Le Palmier Hồ Tràm tọa lạc sát cạnh tuyến đường ven biển Hồ Tràm, thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo thông tin được quảng bá rầm rộ trên truyền thông đại chúng, đây là dự án đầu tay do chính Đông Tây Group, một nhà môi giới khá có tiếng trên thị trường trực tiếp đầu tư phát triển, vận hành và phân phối.

Dự án Le Palmier Hồ Tràm sở hữu vị trí đắc địa, khi biển Hồ Tràm được đánh giá là bãi biển có vẻ đẹp hoang sơ nhất, cùng với thời tiết thuận lợi giúp thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi năm. Đông Tây Group tự hào giới thiệu, biển Hồ Tràm từng nằm trong top những bãi biển đẹp nhất thế giới theo bình chọn của kênh truyền hình Mỹ CNNGo, đồng thời cũng là một trong số điểm ngắm bình minh ấn tượng nhất Đông Nam Á.

Dự án Le Palmier Hồ Tràm có quy mô gần 2ha, bao gồm khối căn hộ du lịch (condotel) cao 7 tầng với 1 tầng hầm, cung cấp ra thị trường 45 căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp và 12 căn biệt thự có diện tích sàn trên dưới 200m2.

Đặc biệt, Đông Tây Group cho biết mình đã chọn một hướng đi khác biệt so với phần lớn doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng khác, đó là đầu tư phát triển dự án Le Palmier Hồ Tràm tới khi hoàn thiện, đi vào vận hành mới chính thức ra mắt thị trường, giúp mang lại sự yên tâm tối đa cho nhà đầu tư bởi dự án có thể sinh lời tạo dòng tiền ngay.

Ông Nguyễn Thái Bình, Chủ tịch Đông Tây Group phát biểu tại lễ ra mắt Le Palmier Hồ Tràm

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, dự án Le Palmier Hồ Tràm thực chất là dự án đổi tên từ dự án Parami Hồ Tràm (khu du lịch Kim Sa bãi Hồ Tràm) của chủ đầu tư Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Du lịch Kim Sa, thành viên của Thủ Thiêm Group, với thời gian khai thác là 50 năm.

Hồi năm 2019, dự án đã gần hoàn thiện nhưng dường như không nhận được sự quan tâm của giới đầu tư, cho nên đến nay vẫn "ế ẩm" và phải sang tay cho Đông Tây Group, như lời chia sẻ của đơn vị này. Tuy nhiên, cũng khó đánh giá khách quan về sức hấp dẫn của dự án Parami Hồ Tràm khi đó, bởi lẽ giai đoạn này dịch bệnh Covid-19 đã xuất hiện và gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức mua của thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc nghỉ dưỡng.

Một điểm cần lưu ý, đó là hiện nay Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Du lịch Kim Sa -  chủ đầu tư trên giấy tờ của dự án khu du lịch Kim Sa bãi Hồ Tràm vẫn là thành viên của Thủ Thiêm Group, do Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Thủ Thiêm nắm giữ  80,281% vốn điều lệ (tương đương hơn 120,4 tỷ đồng), chứ không xuất hiện cái tên Đông Tây Group như những gì ban lãnh đạo doanh nghiệp này chia sẻ tại buổi lễ ra mắt dự án ngày 22/6 vừa qua.

Vén màn năng lực của Đông Tây Group

Đông Tây Group là cơ đồ của ông Nguyễn Thái Bình, doanh nhân trẻ sinh năm 1982. Trong hệ sinh thái của Đông Tây Group, Công ty Cổ phần Đông Tây Land (gọi tắt là Đông Tây Land) được coi là trụ đỡ cho cả hệ thống.

Giấy đăng ký doanh nghiệp cho biết, Đông Tây Land thành lập ngày 5/6/2013, hiện trụ sở chính đặt tại phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM. Cuối tháng 2/2022, doanh nghiệp tiến hành tăng vốn từ 120 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng.

Tuy là "sếu đầu đàn" của Đông Tây Group, phụ trách phần việc khá quan trọng là phân phối các dự án của khách hàng, đem lại nguồn doanh thu lớn nhất, song Đông Tây Land nhiều năm qua liên tục lâm vào cảnh thua lỗ, từng có thời điểm "trắng vốn".

Cụ thể, trong suốt giai đoạn 2016-2020, Đông Tây Land chưa từng một năm có lãi, các con số lỗ sau thuế lần lượt là 5,8 tỷ đồng, 8 tỷ đồng, 2,7 tỷ đồng, 3,8 tỷ đồng, 12,3 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ứng với các năm là 195,6 tỷ đồng, 227,1 tỷ đồng, 164,8 tỷ đồng, 114,9 tỷ đồng và 118,9 tỷ đồng.

Dễ dàng nhận thấy, nếu ngoại trừ năm 2020 vì có phần đặc biệt là năm của dịch bệnh hoành hành khiến phát sinh nhiều chi phí khó kiểm soát, thì năm 2017 là thời điểm Đông Tây Land báo cáo số lỗ lớn nhất với 8 tỷ đồng, dù cho doanh thu thuần lúc này đã leo lên mức "đỉnh" với gần 230 tỷ đồng. Tình trạng "cát chảy qua kẽ tay" là vấn đề lớn của mỗi doanh nghiệp, phản ánh khả năng sinh lợi, cũng như khả năng quản trị của ban lãnh đạo.

Đặc biệt năm 2018, sau nhiều năm lỗ chồng chất, vốn chủ sở hữu của Đông Tây Land đã âm 19,2 tỷ đồng. Và để giải quyết tình trạng này, các cổ đông của doanh nghiệp buộc phải liên tiếp rót thêm vốn điều lệ, nâng từ 20 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng trong năm 2019, nhờ đó kéo vốn chủ sở hữu về mức dương 56,7 tỷ đồng vào thời điểm chốt năm.

Diễn biến cùng chiều với hoạt động tăng vốn, Đông Tây Land cũng gia tăng các khoản nợ phải trả nhiều hơn. Nếu như năm 2016 chỉ ở mức 71,8 tỷ đồng, thì hết năm 2020 đã lên đến 395,1 tỷ đồng, gấp 9 lần vốn chủ sở hữu (43,6 tỷ đồng). Nói cách khác, tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp ngày một cao, mỗi đồng vốn gánh đến 9 đồng nợ, tồn tại những rủi ro trọng yếu về tài chính.

Thời điểm năm 2018, Đông Tây Group cũng cho ra đời pháp nhân mới là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đông Tây (Tập đoàn Đông Tây), có địa chỉ cách không xa Đông Tây Land. Chủ tịch Hội đồng quản trị vẫn là ông Nguyễn Thái Bình.

Ban đầu, vốn sáng lập của Tập đoàn Đông Tây vỏn vẹn 10 tỷ đồng, đến cuối năm 2020 đã tăng lên 50 tỷ đồng. Doanh nghiệp này không ghi nhận doanh thu kể từ khi thành lập, vì thế cũng báo lỗ liên tiếp 59,6 triệu đồng (2018), 187,9 triệu đồng (2019) và 6,1 triệu đồng (2020).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.