Những doanh nghiệp gửi 'núi tiền' vào ngân hàng
(VNF) - Dù lãi suất thấp, nhiều doanh nghiệp vẫn chọn gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng để tối ưu nguồn vốn, chờ thời cơ thay vì mạo hiểm đầu tư.
Nhiều "ông lớn" gửi nghìn tỷ đồng tại ngân hàng
Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại từ đầu năm đến nay duy trì ở mức thấp, dao động từ 2,9-6%/năm cho các kỳ hạn từ 6-12 tháng. Mức lãi suất trên chỉ bằng một nửa so với thời điểm này năm ngoái.
Dù lãi suất thấp nhưng nhiều doanh nghiệp tiếp tục duy trì lượng tiền mặt và gửi tại các ngân hàng khá lớn.
Điển hình, Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - mã chứng khoán VGI) - cánh tay nối dài ra thị trường quốc tế của Tập đoàn Viettel - là doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi lớn nhất trên sàn chứng khoán tới cuối quý I năm nay khi đang nắm trong tay hơn 39.600 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi. Khoản này tăng khoảng 3.000 tỷ đồng so với đầu năm. Công ty này đã thu về hơn 400 tỷ đồng nhờ việc gửi tiền vào ngân hàng trong quý đầu năm nay.
Theo báo cáo tài chính quý I của Viettel Global, dù chịu lỗ hơn 1.500 tỷ đồng do biến động tỷ giá nhưng nguồn thu vững vàng từ tiền gửi ngân hàng đã giúp doanh nghiệp này giảm thiểu tác động tiêu cực lên kết quả kinh doanh.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 của Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) cũng cho thấy đến cuối quý, tập đoàn này đang gửi hơn 36.572 tỷ đồng trong các ngân hàng. Lượng tiền mặt dồi dào này cũng giúp Vingroup thu về tới gần 1.500 tỷ đồng tiền lãi, tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hay theo báo cáo tài chính quý I/2025, Hóa chất Đức Giang có gần 11.300 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, chiếm 66% tổng tài sản. Số tiền này mang về cho doanh nghiệp này 134 tỷ đồng tiền lãi trong quý đầu năm, tức mỗi ngày thu về 1,5 tỷ đồng tiền lãi.

Tương tự, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán BSR) - đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất - cũng là doanh nghiệp luôn có lượng tiền mặt thuộc top đầu. Đến cuối quý I, doanh nghiệp này có lượng tiền mặt và tương đương tiền đạt 25.744 tỷ đồng. Lãi tiền gửi ngân hàng trong quý đầu năm nay của Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt hơn 272,7 tỷ đồng.
Cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp có lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lớn là Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát. Số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Hòa Phát đến cuối quý I năm nay đạt hơn 23.600 tỷ đồng.
Tại Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), đến cuối quý I, lượng tiền mặt, các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng đạt 25.708 tỷ đồng. Tổng tài sản Vinamilk là 55.013 tỷ đồng. Như vậy, lượng tiền mặt chiếm tới gần 47% tổng tài sản của doanh nghiệp sữa này.
Nhờ có lượng tiền mặt lớn, Vinamilk ghi nhận hơn 340 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng trong quý I, tương đương gần 3,8 tỉ đồng mỗi ngày.
Một doanh nghiệp khác cũng nổi tiếng trên sàn chứng khoán về độ “nhiều tiền mặt” là Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (GAS). Đến cuối quý I, GAS có gần 37.000 tỷ đồng tiền mặt, chủ yếu đem gửi ngân hàng hưởng lãi. Quý I, GAS đã thu về 262 tỷ đồng lãi tiền gửi và cho vay.
Trong nhóm doanh nghiệp "nhiều tiền mặt", không thể không nhắc đến Thế giới Di động (MWG).
Báo cáo tài chính của MWG ghi nhận, đến cuối quý I, doanh nghiệp này có gần 42.000 tỷ đồng từ các khoản cho vay ngắn hạn, đầu tư trái phiếu, gửi ngân hàng và các khoản đầu tư hưởng lãi suất khác. Đây là mức cao kỷ lục từ trước tới nay của MWG.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng ghi nhận nguồn thu từ tiền gửi có đóng góp lớn vào lớn nhuận trong quý đầu năm nay, như Petrolimex hay FPT. Thậm chí, PV Oil có thể đã lỗ nếu không có lượng tiền gửi lớn.
"Ôm tiền" chờ thời
Có thể thấy, trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, thay vì đầu tư dòng tiền vào hoạt động kinh doanh vốn nhiều rủi ro, kênh ngân hàng trở thành “nơi trú ẩn” cho dòng tiền của các doanh nghiệp dồi dào tiền mặt. Nhờ chiến lược “tiền nhàn rỗi sinh lời”, nhiều doanh nghiệp có thêm hàng trăm tỷ đồng mỗi quý mà không cần mạo hiểm trên thị trường.
Các chuyên gia nhận định, động thái này của doanh nghiệp vừa gia tăng được lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn cho dòng vốn và chờ cơ hội "ấm lên" của nền kinh tế để đầu tư. Việc “gối đầu” lượng tiền mặt lớn không chỉ là chiến lược phòng ngự an toàn mà còn là “vũ khí mềm” giúp doanh nghiệp chủ động trong đàm phán tín dụng, linh hoạt xoay trở khi cần thiết.
Có những doanh nghiệp tích lũy lượng tiền mặt khổng lồ không chỉ để hưởng lãi mà còn để chuẩn bị cho những cú bứt phá dài hơi.

Tập đoàn Hòa Phát là minh chứng điển hình. Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long từng thẳng thắn chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): “Tiền mặt không phải để ngồi ngắm hay lao vào bất động sản mà là nguồn lực chờ đón những cơ hội lớn trong sản xuất”.
Ông Long chia sẻ, Hòa Phát luôn duy trì lượng tiền gửi lớn để làm nguồn vốn thực hiện dự án quan trọng.
Hay tại Hoá Chất Đức Giang, tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, bày tỏ quan điểm trước cổ đông về những lời mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực “nóng” như bất động sản, chứng khoán hay bitcoin, Chủ tịch Đào Hữu Huyền cho hay: "Nhiều người khuyên tôi rót tiền vào chứng khoán, bitcoin hay đầu tư vào công ty khác, nhưng thú thực, tôi sợ lắm. Chúng tôi chỉ giỏi ngành của mình, còn bước sang lĩnh vực khác mà không am hiểu thì chỉ có mất tiền".
Nêu quan điểm về việc các doanh nghiệp “ôm” tiền gửi ngân hàng, ông Trần Đình Phương, chuyên gia tài chính, cho hay, thông thường, trong giai đoạn chưa thể triển khai kế hoạch tái đầu tư do điều kiện kinh tế chưa thuận lợi, gửi tiền vào ngân hàng là lựa chọn phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Khoản tiền này còn đóng vai trò như “phao cứu sinh” trong các chu kỳ suy thoái kinh tế, giúp bù đắp phần nào sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận.
TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định, có thể doanh nghiệp không có nhiều đơn hàng nên buộc phải gửi tiền vào ngân hàng để chờ cơ hội mới. Cũng có khả năng các tổ chức kinh doanh có dấu hiệu phục hồi, lượng tiền thanh toán từ đối tác về tài khoản trả cho những đơn hàng sản xuất trước đó nên có sự cải thiện hơn trước đây. Tiền mặt mà doanh nghiệp nhận về nhanh, trong khi chưa có thời gian lên kế hoạch sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất nên tạm thời gửi ngân hàng.
Ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, Phó giám đốc Chiến lược đầu tư, Trung tâm phân tích của Chứng khoán Thiên Việt, nhìn nhận, các doanh nghiệp đầu ngành duy trì lượng tiền gửi lớn để tối ưu nguồn vốn "nhàn rỗi". Việc này giúp họ có thu nhập thụ động khi chưa có hoạt động đầu tư mới trong tương lai gần.
Việc gửi tiền vào ngân hàng giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro khi có nhiều biến số vĩ mô. Ngoài ra, tiền gửi cũng là một dạng "tài sản đảm bảo" cho các khoản vay tại ngân hàng.
Ở chiều ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng, nếu doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn thu từ lãi tiền gửi thì dòng tiền sẽ mang tính thụ động và thiếu bền vững. Nếu phải rút tiền gửi để trả nợ hoặc khi lãi suất trên thị trường giảm, khoản thu tài chính sẽ sụt giảm, dẫn đến lợi nhuận chung bị ảnh hưởng đáng kể và doanh nghiệp có thể đối mặt áp lực tài chính lớn hơn.
Ngân hàng nào được 'chọn mặt gửi tiền' nhiều nhất Việt Nam?
- Kho bạc Nhà nước tăng gửi tiền vào nhóm Big4 05/05/2025 06:38
- Từ hôm nay, ngân hàng không được chi tiền ngoài lãi suất cho người gửi tiền 20/11/2024 03:18
- Người dân vẫn đổ tiền vào ngân hàng bất chấp lãi suất thấp 21/06/2024 10:15
Hướng đi giúp doanh nghiệp SME tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường
(VNF) - Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, giải pháp giúp tiết giảm chi phí, tối ưu hiệu quả kinh doanh đang trở thành ưu tiên hàng đầu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Hơn 16 triệu tỷ bơm ra nền kinh tế; lãi suất khó giảm thêm
(VNF) - Hơn 16 triệu tỷ bơm ra nền kinh tế, dư địa cắt giảm lãi suất của các ngân hàng không còn nhiều, tỷ giá tăng nóng... Đó là thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.
Tỷ giá USD/VND tăng nóng: Ứng phó với 'cơn gió ngược'
(VNF) - Tỷ giá USD/VND tăng mạnh dù giá USD thế giới lao dốc, chủ yếu do nhu cầu mua USD tăng lên. Các doanh nghiệp cần có biện pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Ngân hàng rót vốn chục nghìn tỷ vào hạ tầng, công nghệ số
(VNF) - Hai ngân hàng ACB và HDBank đã lần lượt tung ra các gói tín dụng hàng chục nghìn tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng và công nghệ số.
Chỉ số DXY 'nguội' dần, tỷ giá USD/VND vẫn liên tục 'nóng'
(VNF) - Mặc dù chỉ số DXY đã giảm mạnh 9,7% từ đỉnh năm 2025, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong tháng 4 do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến việc Kho bạc nhà nước (KBNN) tiếp tục chào mua USD từ các ngân hàng thương mại (NHTM) với tổng trị giá 110 triệu USD.
Quỹ ngoại 'quay xe', thoái vốn khỏi Sacombank sau 1 tháng đầu tư
(VNF) - Chỉ sau hơn 1 tháng góp mặt, quỹ ngoại KIM Vietnam Growth Equity Fund bất ngờ thoái vốn khỏi Sacombank.
Giám đốc Ngân hàng số Techcombank: Sản phẩm tạo ra không phải để 'khoe' về công nghệ
(VNF) - Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đang triển khai các tính năng tài chính thông minh để đáp ứng nhu cầu tối ưu hóa dòng tiền nhàn rỗi cho khách hàng, trong đó nổi bật là xu hướng phát triển tính năng Sinh lời tự động. Để hiểu hơn về tính năng này, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Đình Khiêm, Giám đốc Ngân hàng số của Techcombank – ngân hàng tiên phong triển khai Sinh lời tự động.
Ngân hàng số trỗi dậy: Thành công không đến từ đột phá ngắn hạn
(VNF) - Sự trỗi dậy của các ngân hàng số tại Việt Nam cho thấy cuộc đua chuyển đổi số đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thành công trong lĩnh vực này không đến từ những cú hích ngắn hạn, mà cần chiến lược dài hơi và nền tảng công nghệ vững chắc.
Hơn 16 triệu tỷ bơm ra nền kinh tế, loạt chương trình 'vốn rẻ' tìm khách vay
(VNF) - Theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 15/4/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 16,23 triệu tỷ đồng, tăng 3,95% so với cuối năm 2024 và tăng 18,19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm những ngân hàng mạnh tay chi nghìn tỷ tiền mặt trả cổ tức
(VNF) - Nhiều ngân hàng trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao, làm ấm lòng cổ đông. Song theo các chuyên gia, việc chia cổ tức tiền mặt cao cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
SeABank được vinh danh ‘Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững’
(VNF) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức.
Nam A Bank tổ chức lễ thượng cờ và gắn biển công trình cột cờ A Pa Chải
(VNF) - Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.
Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhờ áp dụng Open API
(VNF) - Việc áp dụng giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) vào vận hành đang trở thành xu hướng và sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp nhằm tối ưu chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thêm 'cửa ngõ pháp lý' để thu hút nhà đầu tư ngoại tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém
(VNF) - NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia hỗ trợ xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các tổ chức tín dụng trong nước. Theo VPBankS, sự xuất hiện của những ngân hàng số thế hệ mới sẽ ra một “cánh cửa pháp lý” quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư ngoại tham gia thị trường ngân hàng Việt Nam.
Dư địa giảm lãi suất không còn nhiều?
(VNF) - Trong báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn mới đây, NHNN cho rằng, mặt bằng lãi suất sẽ có nhiều sức ép trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện phương án tái cơ cấu SCB
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện phương án cơ cấu lại Ngân hàng SCB để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Top 10 ngân hàng có tỷ lệ CIR thấp nhất quý I/2025
(VNF) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tỷ lệ CIR của toàn ngành ngân hàng trong quý I/2025 giảm không chỉ phản ánh hiệu quả quản lý chi phí mà còn là kết quả rõ ràng từ chiến lược chuyển đổi số và đầu tư công nghệ mạnh mẽ của các ngân hàng.
Đề xuất cho VAMC thu mua nợ xấu của các TCTD nước ngoài
(VNF) - NHNN đề xuất xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53, cho phép VAMC mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu.
Ngân hàng nào chịu chi nhất cho nhân viên trong quý I?
(VNF) - Nhiều ngân hàng chi đậm cho nhân viên trong quý I, có nhà băng chi tới 53,5 triệu đồng/tháng. Ngược lại, nhiều ngân hàng lại cắt giảm chi phí cho nhân viên.
NHNN: Kiểm soát sở hữu chéo vẫn khó do 'đứng tên hộ'
(VNF) - Theo NHNN, việc kiểm soát sở hữu chéo ngân hàng rất khó khăn khi cổ đông và người có liên quan cố tình che giấu, nhờ cá nhân hay tổ chức khác đứng tên hộ.
21 ngân hàng đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ
(VNF) - Chiều 6/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp: Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá
(VNF) - Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp SHB Mastercard Business Platinum – giải pháp tài chính linh hoạt, thiết kế riêng cho nhu cầu dòng tiền cấp thiết của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
NHNN chưa cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào tại Việt Nam
(VNF) - NHNN thông tin, đến nay chưa cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào tại Việt Nam và hiện NHNN đang nghiên cứu về tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).
Kho bạc Nhà nước tăng gửi tiền vào nhóm Big4
(VNF) - Kho bạc Nhà nước gửi hơn 379.000 tỷ đồng tại nhóm Big4, cao nhất kể từ 2020. BIDV giữ vị trí quán quân khi nhận 130.686 tỷ đồng tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước.
Hướng đi giúp doanh nghiệp SME tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường
(VNF) - Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, giải pháp giúp tiết giảm chi phí, tối ưu hiệu quả kinh doanh đang trở thành ưu tiên hàng đầu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Khám phá vẻ đẹp của ‘thiên đường’ du lịch biển Hà Tĩnh
(VNF) - Nằm nép mình bên dải đất miền Trung đầy nắng gió, nhiều bãi biển ở Hà Tĩnh đang khiến du khách say lòng bởi những bãi biển hoang sơ, bình yên đến lạ…