Người dân vẫn đổ tiền vào ngân hàng bất chấp lãi suất thấp

Minh Anh - 21/06/2024 10:15 (GMT+7)

(VNF) - Dù lãi suất tiết kiệm ở mức thấp nhưng người dân vẫn tăng gửi tiền vào ngân hàng. Trong tháng 3, người dân đem gần 6,7 triệu tỷ đồng gửi ngân hàng, mức kỷ lục từ trước đến nay.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lượng tiền gửi của cá nhân, tổ chức của tháng 3. Theo đó, lượng tiền gửi vào ngân hàng đã tăng lên mức dương so với mức âm hồi tháng 2.

Cụ thể, trong tháng 3, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 104.000 tỷ đồng, lên 6,627 triệu tỷ đồng. Nhưng so với cuối năm 2023, các tổ chức kinh tế gửi tiền vào hệ thống tín dụng vẫn ghi nhận mức âm 3,14%. Trước đó, trong tháng 2 và tháng 1, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế lần lượt âm 4,66% và âm 2,41%.

Trong khi đó, lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng trong tháng 3 tiếp tục tăng thêm 39.000 tỷ đồng so với cuối tháng 2, lên 6,676 triệu tỷ đồng, tương ứng mức tăng 2,2% so với cuối năm 2023. Đây là mức kỷ lục từ trước đến nay.

Lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 3, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 214.000 tỷ đồng, còn lượng tiền gửi cá nhân tăng 144.000 tỷ đồng.

Điều đáng nói, người dân vẫn chuộng gửi tiền vào ngân hàng dù lãi suất duy trì mức thấp. Vào thời điểm tháng 3, lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức thấp, dao động từ 2 - 5%/năm ở các kỳ hạn.

Vào cuối tháng 3, khoảng 10 ngân hàng thương mại niêm yết mức lãi từ 5%/năm trở lên cho kỳ hạn 12 tháng. Các kỳ hạn 9 tháng, lãi suất huy động phổ biến từ 3-4,8%/năm; lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng dao động 2-4,7%/năm.

Có thể thấy, lãi suất thấp vẫn không khiến dòng tiền dịch chuyển mạnh khỏi hệ thống ngân hàng để chuyển sang các kênh đầu tư khác.

Nhờ vậy, tổng tiền gửi chảy vào hệ thống tín dụng tính từ đầu năm đến hết tháng 3 đạt 16,012 triệu tỷ đồng, tăng thêm 14.000 tỷ đồng (tăng 0,09%) so với cuối năm 2023. Vào tháng 2, tổng phương tiện thanh toán vẫn ở trạng thái âm, giảm 0,53% so với cuối năm 2023, ở mức 15,914 triệu tỷ đồng.

Gần đây, các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất tiền gửi. Làn sóng tăng lãi suất huy động mạnh lên kể từ tháng 4 và bắt đầu lan rộng hơn từ tháng 6.

Tình từ đầu tháng 6 đến nay, thị trường đã ghi nhận 22 ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó có ngân hàng tăng lần thứ ba. Lãi suất cao nhất cho tiền gửi thông thường ở nhiều ngân hàng tư nhân đã lên mức 6%/năm, có thể kể đến HDBank, OceABank, NCB,…Phần lớn những ngân hàng khác áp dụng lãi suất 5-5,5%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Động thái điều chỉnh lãi suất tiết kiệm của các nhà băng nhằm cân bằng lại với lợi suất sinh lời của các kênh đầu tư khác, đặc biệt là sự áp đảo của vàng thời gian qua.

Lãi suất thấp, người dân bớt gửi tiền vào ngân hàng

Lãi suất thấp, người dân bớt gửi tiền vào ngân hàng

Ngân hàng
Tổng lượng tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp quay đầu giảm vào tháng 1/2024 sau nhiều tháng tăng mạnh liên tiếp, trong bối cảnh lãi suất chạm đáy, còn tỷ giá và giá vàng tăng nóng.
Nhà đất và trái phiếu bế tắc: Gửi tiền ngân hàng hay rút ra mua vàng?

Nhà đất và trái phiếu bế tắc: Gửi tiền ngân hàng hay rút ra mua vàng?

Ngân hàng
(VNF) - TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, gửi tiết kiệm và mua vàng là 2 kênh đầu tư được lựa chọn khi thị trường trái phiếu và bất động sản "đóng băng".
Người gửi tiền sẽ được đền bù tối đa bao nhiêu khi ngân hàng phá sản?

Người gửi tiền sẽ được đền bù tối đa bao nhiêu khi ngân hàng phá sản?

Ngân hàng
Nếu ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.
Cùng chuyên mục
Tin khác