Những lĩnh vực nào của Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Thụy Sỹ?

Lê Quân - 07/03/2021 14:39 (GMT+7)

Trong hơn chục lĩnh vực tại Việt Nam mang lại cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư Thụy Sỹ, hạ tầng và bất động sản nổi lên với sức hút lớn.

VNF
Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy sữa nước của Nestlé tại Hưng Yên. Ảnh: Đức Thanh

Danh mục đầu tư đa dạng

Theo đánh giá của ông Michael Isenschmid, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư và dịch vụ ủy thác IAP tại Zurich (Thụy Sỹ), tiềm năng đầu tư vào Việt Nam là rất lớn. “Việt Nam đang là điểm đến đầu tư tốt nhất, bởi quy mô nền kinh tế đã khá lớn và tăng trưởng nhanh, thậm chí nhanh nhất châu Á”, ông Michael Isenschmid nhận định.

Theo chuyên gia này, các danh mục đầu tư tại Việt Nam cũng khá đa dạng. “Nếu muốn đưa sản phẩm đến Việt Nam, thì thị trường này là một điểm đến tuyệt vời. Còn đối với các nhà đầu tư tài chính, một khi chọn Việt Nam, họ sẽ muốn rót vốn hợp tác vào khu vực nhà nước với những công ty lớn”, ông Michael Isenschmid nói.

Thế nhưng, những quy định về tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài tối đa 49% lại làm giảm sức hấp dẫn của thị trường. Chuyên gia này đánh giá, số lượng doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa ở Việt Nam chưa nhiều; nếu số doanh nghiệp được cổ phần hóa tăng lên, thị trường sẽ sôi động hơn.

Ở lĩnh vực đầu tư, hạ tầng và bất động sản là hai mảng bùng nổ bởi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và sự tham gia của nhiều tập đoàn/công ty lớn. Xuất khẩu, du lịch, dịch vụ công nghệ thông tin… cũng có tiềm năng rất lớn. Ngoài ra, thiết bị y tế cũng là lĩnh vực có nhiều tiềm năng khi nhiều doanh nghiệp Thụy Sỹ nhận thấy mặt hàng thiết bị y tế sản xuất tại Trung Quốc gần như đang chiếm thế độc tôn và cần phải hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng này.

Tuy nhiên, CEO của Quỹ đầu tư và dịch vụ ủy thác IAP cho rằng, Việt Nam cần thiết lập một hệ sinh thái đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ gia nhập thị trường Việt Nam, bên cạnh những điều kiện ưu đãi hấp dẫn.

Nhiều doanh nghiệp Thụy Sỹ cho rằng, những căng thẳng địa chính trị và thương mại trên thế giới gần đây đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn để tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu, bởi Việt Nam đang có những lợi thế lớn từ nền kinh tế gần 100 triệu dân, sự ổn định chính trị và mối quan hệ hợp tác với các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Giữa sóng gió Covid-19, Việt Nam vẫn nổi lên như một ngôi sao sáng khi vừa kiểm soát thành công dịch bệnh, vừa đạt được tăng trưởng và thậm chí trở thành nền kinh tế hiếm hoi đạt tăng trưởng dương (2,91%) trong năm 2020.

Dư địa từ hiệp định thương mại với EFTA

Tại Tọa đàm trực tuyến “Việt Nam - Tâm điểm thị trường” do Tổ chức Nhịp cầu Kinh doanh Việt Nam - Thụy Sỹ (SVBG) và Phòng Thương mại, Công nghiệp và Dịch vụ bang Geneva (CCIG) thực hiện tại Thụy Sỹ mới đây, ông Nguyễn Đức Thương, Tham tán thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ cũng cho rằng, hạ tầng và đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP), cùng bất động sản là hai trong hơn 10 lĩnh vực có tiềm năng thu hút nguồn vốn đầu tư từ Thụy Sỹ. Bên cạnh đó là công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, ngân hàng và bảo hiểm, mua bán - sáp nhập (M&A)…

Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp Thụy Sỹ đang hoạt động tại Việt Nam, chủ yếu tập trung tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Các tập đoàn lớn của Thụy Sỹ có thể kể như Nestlé, ABB, Novartis, Roche, Schindler... Ngoài ra, “ngày càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thụy Sỹ coi Việt Nam là điểm đến để đầu tư và mở rộng kinh doanh”, ông Nguyễn Đức Thương nhấn mạnh.

Đánh giá về tiềm năng hợp tác giữa hai nước, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ, bà Lê Linh Lan cho rằng, cơ hội và tiềm năng này trong thời gian tới vẫn rất lớn. Việt Nam nổi lên là điểm đến hấp dẫn đón làn sóng đầu tư mới, định vị lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Những tác động tích cực từ việc ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các đối tác, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo lợi thế so sánh cho Việt Nam khi đón làn sóng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng từ nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung và Covid-19 vẫn phức tạp.

Đại sứ Lê Linh Lan cho biết, Việt Nam và các quốc gia thành viên Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA, bao gồm Thụy Sỹ, Iceland, Na Uy và Liechtenstein) đã chính thức đàm phán một hiệp định thương mại tự do kể từ năm 2012. Dư địa để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương còn rất lớn khi các bên lạc quan sớm kết thúc đàm phán và đạt được hiệp định thương mại tự do này. “Chúng tôi rất hy vọng, hiệp định này sẽ được hoàn tất trong năm nay”, bà Lê Linh Lan nói.

Còn các doanh nghiệp Thụy Sỹ kỳ vọng, việc đẩy nhanh quá trình đàm phán và sớm đạt được Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EFTA sẽ giúp họ sớm được hưởng các quyền và lợi ích tương tự như các doanh nghiệp EU đang hưởng lợi từ EVFTA.

Thụy Sỹ đứng thứ 19/139 quốc gia có đầu tư tại Việt Nam và xếp thứ 6 trong số các quốc gia châu Âu, với 172 dự án đang có hiệu lực và tổng vốn đầu tư đạt khoảng hơn 2 tỷ USD tính đến cuối năm 2020. Hàng ngàn việc làm đã được tạo ra nhờ những khoản đầu tư của doanh nghiệp Thụy Sỹ, hầu hết thuộc các lĩnh vực như xây dựng, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin và dược phẩm.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đón thêm 2,6 triệu khách hàng: Bí quyết tạo nên tăng trưởng chưa từng có của 1 nhà băng

Đón thêm 2,6 triệu khách hàng: Bí quyết tạo nên tăng trưởng chưa từng có của 1 nhà băng

(VNF) - Chuyển đổi số đã đưa toàn bộ hoạt động của ngành ngân hàng lên môi trường mới, thay đổi mô hình hoạt động, đổi mới cách thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu số.

Phát triển AI tại Việt Nam: 'Ông lớn' hợp lực thay vì 'trăm hoa đua nở'

Phát triển AI tại Việt Nam: 'Ông lớn' hợp lực thay vì 'trăm hoa đua nở'

(VNF) - Việc hợp lực giữa các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam sẽ giúp cho quá trình đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ AI tốt hơn, đi xa hơn thay vì “trăm hoa đua nở” và làm giống nhau, phân tán nguồn lực.

Ý đón khách Hội nghị thượng đỉnh G7, Đức khai mạc EURO 2024

Ý đón khách Hội nghị thượng đỉnh G7, Đức khai mạc EURO 2024

(VNF) - Cháy rừng thiêu rụi vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới Pantanal của Brazil, lãnh đạo các quốc gia G7 gặp mặt tại Ý, khai mạc EURO 2024 tại Đức và tin tức Fed giữ nguyên lãi suất cho vay là những sự kiện đáng chú ý đã diễn ra trong tuần qua.

Campuchia có hàng tỷ m3 cát, sẵn sàng xuất sang Việt Nam làm đường cao tốc

Campuchia có hàng tỷ m3 cát, sẵn sàng xuất sang Việt Nam làm đường cao tốc

Trữ lượng cát sông của Campuchia phục vụ san lấp, xây dựng là dồi dào, có thể cung cấp đủ cho trước mắt và lâu dài cho nhu cầu làm đường cao tốc của các tỉnh phía Nam của Việt Nam.

Đào thêm 1 đường hầm xuyên qua Đèo Ngang, cho xe chạy 80km/h

Đào thêm 1 đường hầm xuyên qua Đèo Ngang, cho xe chạy 80km/h

(VNF) - Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt kinh phí gần 2.000 tỷ đồng cho dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên Quốc lộ 1 gồm các cầu Xương Giang, Gianh, Quán Hàu và hầm Đèo Ngang.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Bất chấp khó khăn, Vinfast sẽ sớm hoà vốn

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Bất chấp khó khăn, Vinfast sẽ sớm hoà vốn

(VNF) - Ông Phạm Nhật Vượng ngủ ngon 8 tiếng mỗi đêm, bắt đầu ngày mới bằng cách chơi đùa với các cháu. Vị tỷ phú tin rằng Vinfast sẽ sớm đạt được điểm hoà vốn bất chấp khó khăn

SHB lần thứ 2 vô địch Giải bóng đá VietnamFinance Open

SHB lần thứ 2 vô địch Giải bóng đá VietnamFinance Open

(VNF) - SHB FC đã giành chiến thắng trước Tiếp thị và Gia đình FC với tỷ số 3-0 trong trận chung kết cup vàng giải bóng đá VietnamFinance Open lần III - năm 2024.

Hà Nội: 62.000 căn chung cư chưa được cấp sổ đỏ

Hà Nội: 62.000 căn chung cư chưa được cấp sổ đỏ

(VNF) - Đây là thông tin được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết tại buổi giải trình về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay.

Những mảng xanh triệu USD: 'Luật chơi' mới của bất động sản

Những mảng xanh triệu USD: 'Luật chơi' mới của bất động sản

(VNF) - Nắm bắt nhu cầu tìm nơi sống xanh của cư dân thành thị, nhiều chủ đầu tư đã phát triển bất động sản xanh. Đây là xu hướng chung của lĩnh vực bất động cả nước, bất cứ dự án quy mô lớn nào cũng cần có những hợp phần xanh... đã trở thành một 'luật chơi' mới trong giới BĐS.

'Thiếu nền tảng kết nối, tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở Việt Nam còn khiêm tốn'

'Thiếu nền tảng kết nối, tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở Việt Nam còn khiêm tốn'

(VNF) - Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc NetVietTV, Chủ tịch VSBC, tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở nước ta còn khá khiêm tốn, một phần do thiếu nền tảng kết nối mang tính cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp.

Nguyên nhân khiến cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh trễ hẹn thông xe

Nguyên nhân khiến cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh trễ hẹn thông xe

(VNF) - Theo kế hoạch ban đầu, cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng trong dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2024). Sau 1 tháng "lỡ hẹn", cầu Bến Rừng dự kiến sẽ chính thức thông xe toàn dự án vào cuối tháng 6/2024.