Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020, trong đó, nhiều "ông lớn" doanh nghiệp nhà nước sẽ trở thành doanh nghiệp tư nhân sau khi hoàn tất thoái vốn.
Ngay trong năm 2017, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) sẽ tiến hành bán tối thiểu 52,47% cổ phần Nhà nước, qua đó trở thành doanh nghiệp tư nhân. Theo lộ trình, đến năm 2020, Nhà nước sẽ bán nốt 36% cổ phần tại VEAM.
VEAM là một trong những công ty chế tạo máy khá lâu đời của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế tạo động cơ, máy nông nghiệp, với các sản phẩm như các loại động cơ nổ (diesel, xăng), máy cày, máy phay đất, máy kéo, máy gặt, máy xay xát, máy cấy, máy sấy, bơm thuốc trừ sâu, các loại thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản… Một sản phẩm cũng khá nổi tiếng khác là xe tải VEAM.
Tuy nhiên, VEAM lại được biết tới nhiều hơn trên cương vị là cổ đông của 2 liên doanh sản xuất xe máy - ô tô hàng đầu Việt Nam là Honda Việt Nam (sở hữu 30% cổ phần), Ford Việt Nam (sở hữu 25% cổ phần) và Toyota Việt Nam (sở hữu 20% cổ phần).
Lợi nhuận của VEAM nhiều năm nay chủ yếu đến từ việc nhận cổ tức từ các liên doanh xe máy – ô tô trên, trong khi các mảng kinh doanh được định hướng như máy nông nghiệp đem về lợi nhuận không đáng kể, thậm chí thua lỗ.
Một "ông lớn" khác là Tổng công ty Dược Việt Nam (VinaPharm) đã thực hiện thoái 35% vốn nhà nước trong năm 2017, sẽ tiếp tục thoái tối thiểu 29,98% vốn trong năm 2018. Sau khi thoái vốn, Bộ Y tế chỉ còn nắm tối đa 35,02% cổ phần VinaPharm, đồng nghĩa tổng công ty này sẽ trở thành doanh nghiệp tư nhân.
"Ông lớn" Đồng Nai là Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi) cũng được lên kế hoạch thoái ít nhất 34,54% cổ phần Nhà nước ngay trong năm 2017 và sẽ thoái tiếp 29% vào trong năm 2019. Tỷ lệ sở hữu nhà nước theo đó sẽ giảm xuống dưới 50%, Sonadezi khi đó cũng không còn khoác áo Nhà nước.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) cũng nằm trong danh sách tư nhân hóa với tỷ lệ bán vốn Nhà nước tổng cộng lên tới trên 90%. Theo lộ trình, Nhà nước sẽ bán tối thiểu 46,88% cổ phần của Lilama trong năm 2018 và bán tiếp tới 51% cổ phần trong năm 2019.
Tương tự, một tổng công ty khác của Bộ Xây dựng là Viglacera sẽ bán tối thiểu 20,62% cổ phần trong năm 2018 và 36% cổ phần trong năm 2019. Như vậy, theo đúng kế hoạch, Viglacera sẽ khoác áo tư nhân sau năm 2019.
Một loạt "ông lớn" nhà nước như Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel), Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam (Vinaplast) sẽ được chuyển về SCIC và thực hiện thoái vốn ngay trong năm 2018 với tỷ lệ thoái vốn trên 50%. Với Vinatex, tỷ lệ thoái vốn là 53,48%; VnSteel là 57,92% và Vinaplast là 64,65%.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.