'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giao tiền không có giấy tờ
Hôm nay (11/3), dự kiến phiên toà xét xử bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Nguyễn Cao Trí - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Capella.
Trong vụ án này, Nguyễn Cao Trí là bị cáo duy nhất bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Cao Trí sở hữu hàng chục doanh nghiệp kinh doanh ở 2 hệ sinh thái. Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Capella có 28 công ty con hoạt động về lĩnh vực bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn… còn Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang có 7 đơn vị thành viên, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Do quen biết từ trước, giai đoạn 2017 - 2020, bà Trương Mỹ Lan đã hợp tác với ông Nguyễn Cao Trí để đầu tư dự án, mua cổ phần một số công ty của ông Trí. Cụ thể, ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan thống nhất sẽ chuyển nhượng 65% vốn điều lệ Công ty Cao su Công nghiệp với giá 45 triệu USD. Bà Lan đã thanh toán cho ông Trí số tiền 21,25 triệu USD (tương ứng hơn 476 tỷ đồng) để mua 31,22% vốn điều lệ ông Trí đang sở hữu.
Tuy nhiên, do cổ phần Công ty Cao su Công nghiệp chưa được chuyển nhượng trong vòng 5 năm, ông Trí và bà Lan thống nhất ký hợp đồng ủy thác đầu tư và để ông Hồ Quốc Minh (người quen - môi giới của bà Lan, cũng là người thân quen của ông Trí) đứng tên trên hợp đồng.
Thương vụ thứ hai là bà Lan thỏa thuận với ông Trí mua 100% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh với giá trị 3.000 tỷ đồng. Bà Lan đã đặt cọc và 5 lần chuyển tiền cho ông Trí tổng cộng 20 triệu USD, tương ứng hơn 463 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan còn thỏa thuận để bà Lan tham gia đầu tư vào dự án tại huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh), thanh toán tiền theo tiến độ phát sinh chi phí. Bà Lan đã 2 lần thanh toán cho ông Trí với tổng cộng 9,5 triệu USD, tương ứng hơn 220 tỷ đồng.
Theo kết luận điều tra, nhiều khoản tiền đầu tư và vay giữa hai bên không có giấy tờ, biên nhận. Đến tháng 1/2021, ông Trí gặp bà Lan tại nhà hàng Ngân Đình (tòa nhà Time Square Sài Gòn, quận 1, TPHCM) để thống nhất chốt các khoản đầu tư mà ông Trí nhận của bà Lan, tổng cộng là 1.000 tỷ đồng.
Để đảm bảo cho số tiền trên, ông Trí chuyển nhượng cho bà Lan 10% vốn điều lệ Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang và thống nhất với bà Lan để Hồ Quốc Minh đứng tên sở hữu cổ phần. Việc chuyển nhượng này không được ghi nhận trên hệ thống sổ sách kế toán.
Thủ đoạn chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng
Ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố, bắt tạm giam. Đến ngày 21 - 22/10/2022, ông Trí chỉ đạo cho trợ lý Bùi Anh Tuấn soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang đã ký theo thỏa thuận với bà Trương Mỹ Lan.
Tiếp đó, ông Trí hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục xác nhận chuyển nhượng 10% vốn điều lệ từ ông Hồ Quốc Minh sang em trai ông Trí và nhân viên kế toán Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang.
Ngày 23/10/2022, ông Nguyễn Cao Trí hẹn gặp ông Hồ Quốc Minh tại quán cà phê trong sân bay Tân Sơn Nhất (trước khi ông Minh đi nước ngoài chữa bệnh), yêu cầu ông Hồ Quốc Minh ký hồ sơ thanh lý hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ tại Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang và bản thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư hơn 31% vốn điều lệ Công ty CP Cao su Công nghiệp.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, chuỗi hành vi trên cho thấy ông Trí đã tự ý lập, hoàn thiện hồ sơ thanh lý hợp đồng chuyển nhượng, thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư trị giá 1.000 tỷ đồng mà không trao đổi với bà Lan nhằm xóa bỏ quyền sở hữu đối với 10% vốn điều lệ Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang, chiếm đoạt tiền đã nhận của bà Lan.
Ban đầu, tại cơ quan điều tra, ông Trí khẳng định không nhận tiền của bà Lan. Đồng thời, ông Trí còn có nhiều đơn gửi các nơi khẳng định không nhận bất cứ khoản tiền nào của bà Lan, chỉ thừa nhận hợp tác với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong việc tài trợ 2.000 máy thở phòng chống COVID-19 cho Bộ Y tế và các tỉnh, thành trong nước, ngoài ra không có quan hệ kinh tế khác.
Quá trình làm việc với cơ quan điều tra từ ngày 26/12/2022 đến ngày 15/1/2023, ông Trí vẫn khẳng định không có quan hệ kinh tế, không nhận bất cứ khoản tiền nào của bà Lan, không biết quan hệ chuyển nhượng cổ phần Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang. Ông Trí còn khẳng định gặp ông Hồ Quốc Minh tại sân bay Tân Sơn Nhất là tình cờ, và không giao cho ông Minh ký bất cứ tài liệu, giấy tờ gì.
Khi có kết quả giám định tài liệu, xác định chữ viết của ông Trí trong các tài liệu theo dõi, xác nhận số tiền đã nhận từ bà Lan, ông Trí vẫn không thừa nhận hành vi. Thậm chí, đại gia này còn cho rằng Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vu khống, bôi nhọ danh dự của mình.
Do đó, bà Trương Mỹ Lan có đơn yêu cầu làm rõ, xử lý hành vi của ông Trí và thu hồi số tiền 1.000 tỷ đồng để giải quyết theo quy định pháp luật.
Căn cứ tài liệu thu thập được, lời khai bị can và người liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khẳng định đủ cơ sở xác định: lợi dụng việc bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ông Nguyễn Cao Trí đã có thủ đoạn gian dối, chỉ đạo nhân viên lập, hoàn thiện hồ sơ thanh lý hợp đồng chuyển nhượng, thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư để xóa bỏ nghĩa vụ nợ nhằm chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng đã nhận.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thu giữ tài sản khi khám xét với số tiền hơn 93 tỷ đồng, kê biên 7 bất động sản do vợ chồng ông Trí đứng tên có tổng trị giá hơn 266 tỷ đồng. Gia đình ông Nguyễn Cao Trí đã nộp hơn 640 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả, tổng cộng trên 1.001 tỷ đồng.
Đại gia Nguyễn Cao Trí là ai?
Ông Nguyễn Cao Trí (53 tuổi) từng đảm nhiệm chức vụ cấp cao tại một số công ty thành viên của Tập đoàn Bến Thành (Bến Thành Group), như Giám đốc Đầu tư tại Công ty Bến Thành Tourist (1999 - 2005), Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Địa ốc Bến Thành (Bến Thành Land).
Năm 2015, sau khi Bến Thành Group thoái vốn, Bến Thành Land đổi tên thành Capella Holdings và bắt đầu chuyển trọng tâm kinh doanh sang lĩnh vực ẩm thực - giải trí (F&B Hospitality). Ông Trí được biết tới trong vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Capella Holdings.
Thời điểm đó, Capella Holdings sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng trong các lĩnh vực như giải trí (Air 360 Sky Bar, Chill Bar, La Vie En Rose Live Music & Bar), trung tâm hội nghị tiệc cưới, hệ thống nhà hàng…
Cuối năm 2018, Capella Holdings khẳng định vị thế trong lĩnh vực F&B và giải trí sau khi Công ty TNHH Chloe Hospitality - thành viên thuộc hệ sinh thái của ông Nguyễn Cao Trí thâu tóm “lâu đài” Tajmasago và nhà hàng Cham Charm từ doanh nhân Hoàng Khải (Khải Silk).
Ngoài F&B, Capella Holdings còn mở rộng kinh doanh trong ngành bất động sản với cao ốc The One Saigon, ngành bán lẻ tiêu dùng, y tế, giáo dục, nông nghiệp kỹ thuật cao và nhiều lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực giáo dục, ông Nguyễn Cao Trí được nhắc tới với vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang (VLG) - chủ sở hữu trường Đại học Văn Lang. Tuy nhiên, hiện nay Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang đã thay đổi từ ông Trí sang bà Bùi Thị Vân Anh - vợ ông Trí.
Đầu năm 2023, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, mã chứng khoán: SGB) công bố thông tin bất thường về việc thay đổi nhân sự hội đồng quản trị. Theo đó, ông Nguyễn Cao Trí - thành viên Hội đồng quản trị Saigonbank nhiệm kỳ 2019 - 2024 đương nhiên mất tư cách, không còn là thành viên hội đồng quản trị ngân hàng này kể từ ngày 19/1/2023 theo quy định tại Điều 35 Luật các Tổ chức tín dụng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.