Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong suốt những tuần qua, những diễn biến liên quan tới "ông lớn" bất động sản Trung Quốc Evergrande đã gây xôn xao dư luận. Sau 3 lần chậm trả lãi trái phiếu và mang trên mình khoản nợ 300 tỷ USD, Evergrande dường như chỉ chờ đếm ngược tới thời điểm phá sản.
Ngày 15/10 vừa qua, các nhà chức trách của đất nước tỷ dân cuối cùng cũng lên tiếng về cuộc bê bối của tập đoàn này. Phía Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bày tỏ quan điểm rằng Evergrande đã có phương thức quản lý yếu kém trong những năm gần đây và mở rộng quy mô hoạt động mà không cân nhắc kỹ, tuy nhiên các vấn đề của tập đoàn này vẫn nằm ở mức “có thể kiểm soát”.
Trước các ý kiến cho rằng thị trường bất động sản tại Trung Quốc đang dần sụp đổ, ông Trâu Lan (Zou Lan), trưởng bộ phận thị trường tài chính của PBoC khẳng định rằng ngành bất động sản của quốc gia này "vẫn hoạt động ổn định, lành mạnh và có các chỉ số tài chính tốt".
Dù được các nhà chức trách trấn an, người dân Trung Quốc đường như đều nhìn nhận ra một vấn đề, đó là thị trường bất động sản Trung Quốc đang giảm nhiệt sau nhiều năm cung vượt cầu. Và chỉ khi cuộc khủng hoảng của Evergrande xảy ra, người ta mới nhìn thấy rõ ràng thực tế đang hiện hữu tại đất nước này.
Trước sự sụp đổ của Evergrande, hàng chục triệu căn hộ trên khắp Trung Quốc được cho là không được giao dịch và không có người ở. Trong những năm gần đây, vấn đề này ngày càng tệ hơn.
Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics, ước tính rằng Trung Quốc vẫn còn khoảng 30 triệu bất động sản chưa bán được, chỗ bất động sản này dự tính có thể là nơi cư trú cho 80 triệu người – tương đương với dân số nước Đức.
Hơn nữa, theo ước tính của Capital Economics, khoảng gần 100 triệu bất động sản có thể đã được mua nhưng không có người ở, có thể chứa khoảng 260 triệu người. Những dự án bất động sản này đã bị giám sát trong nhiều năm và thậm chí còn được mệnh danh là những “thị trấn ma” của Trung Quốc vì không có người ở, biểu hiện rõ ràng tình trạng “cung vượt cầu” trong ngành bất động sản.
Bất động sản và các lĩnh vực liên quan là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc, chiếm tới 30% GDP. Trong nhiều thập kỷ, điều đó đã giúp đất nước duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, và cũng là miếng bánh “béo bở” của các nhà đầu tư, dẫn tới việc rất nhiều công ty ra sức vay nợ để xây dựng các dự án. Để rồi hiện tại, khi “bong bóng” bất động sản tan vỡ, không chỉ Evergrande, mà nhiều tên tuổi khác cũng lâm vào tình trạng chờ phá sản.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.