'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
28/12 - ngày giao dịch cuối cùng của năm 2018, cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã hủy niêm yết trên sàn UPCoM và sẽ niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 14/1/2019.
Đây là thương vụ mở màn cho hàng loạt "bom tấn" chuyển sàn trong năm 2019.
Chốt phiên giao dịch ngày 27/12, thị giá cổ phiếu POW của PV Power đạt 16.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, giá niêm yết trên sàn HoSE của POW sẽ không phải mức giá trên, mà là trung bình giá đóng cửa 60 ngày giao dịch trên UPCoM trước khi hủy niêm yết.
Theo tính toán, mức giá trung bình này vào khoảng 14.700 đồng/cổ phiếu.
Năm 2018, PV Power đạt sản lượng điện 21,03 tỷ kWh. Doanh thu toàn tổng công ty cả năm ước đạt 33.363 tỷ đồng, vượt kế hoạch 6%; doanh thu công ty mẹ đạt 24.272 tỷ đồng, vượt kế hoạch 8%; lợi nhuận trước thuế toàn tổng công ty ước đạt 2.315 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế công ty mẹ ước đạt 2.565 tỷ đồng, đạt 124% kế hoạch.
Tuy vậy, so với năm 2017, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2018 giảm 15%. Sự sụt giảm này có thể là do lợi nhuận của nhà máy VA1 giảm do phát sinh một số vấn đề kỹ thuật ở 1 trong 2 máy phát điện kể từ tháng 11 năm nay.
Năm 2019, PV Power có kế hoạch sản xuất 21,6 tỷ kWh, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kế hoạch này khá khả thi, vì năm 2019, PV Power chưa kế hoạch bảo trì lớn nào; cùng với đó, theo dự báo của NOAA, thời tiết có thể ấm hơn do hiện tượng El Nino trong 6 tháng đầu năm 2019, dẫn đến nhu cầu về điện tăng và lượng mưa giảm.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) mới đây đã thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, UPCoM: HVN).
Theo đó, số lượng chứng khoán mà Vietnam Airlines đăng ký niêm yết là gần 1,42 tỷ cổ phiếu, tương đương với mức vốn điều lệ 14.183 tỷ đồng. Ngày nhận hồ sơ đăng ký niêm yết vào 28/12.
Vietnam Airlines đã tiến hành IPO vào năm 2014. Hiện, Bộ Giao thông vận tải là cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 86% vốn tại đây. Năm 2016, ANA Holdings đã trả 108 triệu USD để sở hữu 8,8% cổ phần của Vietnam Airlines.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines được giao dịch với mức giá 33.000 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 28/12. Giá trị vốn hóa công ty theo đó ở mức khoảng 46.800 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD.
Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu của công ty mẹ Vietnam Airlines năm 2018 ước đạt 73.271 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.850 tỷ đồng.
Bên cạnh việc chuyển sàn, giới đầu tư hiện cũng kỳ vọng Nhà nước sẽ giảm sở hữu tại Vietnam Airlines. Lãnh đạo Vietnam Airlines mới đây đã đề xuất phương án giảm tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước tại Vietnam Airlines lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhằm "đảm bảo mang về khoản thu cho ngân sách để đầu tư cho các nguồn lực quốc gia, tăng cường năng lực tài chính cho Vietnam Airlines để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh".
Xét về quy mô, những "bom tấn" như PV Power hay Vietnam Airlines "chưa là gì" so với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Giá trị vốn hóa của ACV hiện lên tới 195.000 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tiết lộ trong báo cáo thăm doanh nghiệp mới đây rằng, ACV sẽ niêm yết trên HoSE vào quý I/2019. Bộ Giao thông vận tải dự kiến cũng sẽ hoàn thiện các quy định về khu vực bay vào thời gian này và ACV sẽ niêm yết trên HoSE ngay sau khi Bộ Giao thông vận tải hoàn thành quy định này.
Nếu hoàn tất chuyển sàn, ACV sẽ lọt nhóm 5 doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HoSE. Hiện giá trị vốn hóa của ACV đang nhỉnh hơn Vietcombank (doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 4 sàn HoSE), xếp sau Vinamilk, Vinhomes và Vingroup.
Theo thông tin từ ACV, năm 2018, doanh nghiệp này đạt doanh thu 17.839 tỷ đồng, tăng 11% so với kế hoạch năm và tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017.
Tăng trưởng doanh thu của ACV chủ yếu từ nhóm doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cung cấp dịch vụ hàng không - phi hàng không và bán hàng là 16.270 tỷ và doanh thu tài chính (1.607 tỷ đồng, tăng 26%).
Về sản lượng vận chuyển, năm 2018 ACV phục vụ 104.071.120 lượt khách, tăng 18% so với năm 2017.
Về kế hoạch năm 2019, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV cho biết, ACV tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng cảng hàng không, đặc biệt sẽ tập trung và ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển cảng hàng không (CHK) mang tính chiến lược như Long Thành.
Một số dự án sẽ triển khai trong năm 2019 gồm: Mở rộng sân đỗ máy bay tại các cảng có tần suất khai thác cao Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Liên Khương, Cát Bi, Vinh, Phú Bài.
Đồng thời, triển khai các bước chuẩn bị đầu tư cho các dự án trọng điểm: Xây dựng mới nhà ga hành khách T3 tại CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, Nhà ga hành khách CHK quốc tế Đà Nẵng; Nhà ga hành khách CHK quốc tế Cam Ranh; mở rộng nhà ga hành khách T2 CHK quốc tế Nội Bài; xây dựng nhà ga hành khách T2 tại các CHK Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Đồng Hới, Thọ Xuân.
Trong báo cáo nhận định của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) về Tổng công ty Viglacera (HNX: VGC) công bố mới đây, HSC cho biết Viglacera đã trình hồ sơ xin chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HoSE và dự kiến thời gian thực hiện là vào đầu năm 2019.
Ngoài ra, lãnh đạo Viglacera còn cho biết Bộ có thể sẽ thoái toàn bộ 54% cổ phần trong 6 tháng đầu năm 2019. HSC nhận định việc chuyển sàn niêm yết sang HoSE sẽ làm tăng thanh khoản của cổ phiếu, thu hút được nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho việc thoái vốn.
Về tình hình kinh doanh 11 tháng, Viglacera đạt doanh thu 7.273 tỷ đồng (không tăng so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 775 tỷ đồng (giảm 17,7%), theo đó lần lượt hoàn thành 79,9% kế hoạch doanh thu và 81,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2018.
Cụ thể hơn, mảng bất động sản nhà ở trong 11 tháng đầu năm không đạt kế hoạch với 108 căn được bán (chỉ hoàn thành khoảng 29% kế hoạch 2018), mảng cho thuê đất khu công nghiệp hạch toán một phần khá lớn doanh thu cho thuê từ 37 ha trong khoảng 2 tháng gần đây. Trong khi đó, mảng kính xây dựng vẫn phải đối mặt với cạnh tranh lớn từ các sản phẩm nhập khẩu từ Malaysia.
Ở mảng gạch ốp lát, trong 2 quý gần đây, áp lực cạnh tranh ở mảng này đã giảm nhẹ. Viglacera cũng đang trong quá trình đàm phán một hợp đồng tiềm năng với Vincity và nếu thành công sẽ thúc đẩy doanh thu trong trung hạn. Tuy nhiên, với rào cản gia nhập ngành thấp cùng với tình trạng dư cung ở thị trường trong nước, mảng gạch ốp lát sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.