‘Nợ công các nước tăng cao nhưng Việt Nam lại là ngoại lệ’
(VNF) - Ông Paulo Medas - Chuyên gia của IMF nhìn nhận Việt Nam là một trong số trường hợp ngoại lệ khi duy trì được mức nợ bền vững và tương đối thấp so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Tại buổi tọa đàm về phân tích của IMF đối với các vấn đề về tài khóa, các chuyên gia của IMF đánh giá, các kết quả phân tích của IMF cho thấy, nhìn chung triển vọng tài khóa của Việt Nam tương đối ổn định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối mạnh và cao so với các quốc gia mới nổi khác. Nợ công trong trung hạn của Việt Nam vẫn trong phạm vi kiểm soát.
Theo ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn Điều khoản IV của IMF, trong thời gian qua, do chịu ảnh hưởng của một vài cú sốc, mức nợ công của hầu hết các quốc gia của khu vực Châu Á tương đối cao, một số quốc gia đã tăng gấp đôi và hơn gấp đôi mức nợ.
Tuy vậy, Việt Nam là một trong số trường hợp ngoại lệ khi duy trì được mức nợ bền vững và tương đối thấp so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Cùng với đó, đại diện IMF cũng chỉ ra, vấn đề đặc biệt quan trọng là tại Việt Nam, nguồn thu từ thuế rất thấp so với các nước trên thế giới. Tình trạng già hóa dân số cũng làm gia tăng áp lực lên chi tiêu công của Chính phủ…
Về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, theo bà Hồ Việt Hương, Trưởng phòng Thị trường tài chính, cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, năm 2018, Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý cho thị trường trái phiếu trong đó có bao quát thị trường trái phiếu Chính phủ, ngay từ thời điểm đó, nhiều yếu tố nền tảng cho sự phát triển thị trường này đã được xây dựng gồm đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, cần có đường cong lợi suất dựa trên yếu tố thị trường,…
Mặc dù hiện nay, nguồn cung thị trường trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam còn hạn chế như phân tích từ phía IMF, tuy nhiên, bà Hương cho rằng, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu khi áp dụng cách tiếp cận mang tính cẩn trọng, duy trì tỉ lệ nợ/GDP thấp, do đó, mức độ xếp hạng tín nhiệm của Chính phủ được cải thiện qua từng năm.
Cũng theo bà Hương, trong vài năm qua, Việt Nam có số thu NSNN hiệu quả, chi NSNN được kiểm soát tốt, số trả nợ gốc thấp nên chưa phát hành nhiều trái phiếu Chính phủ và đến nay, Việt Nam chưa đạt mức trần lãi suất nào cả.
Thực tế, phát hành bao nhiêu tùy thuộc vào nhu cầu vay nợ của Chính phủ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa phát hành trái phiếu Chính phủ trên toàn bộ các dải lãi suất….
Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP
- Cứ 100 ngày, nợ công Mỹ tăng thêm 1.000 tỷ USD 03/03/2024 01:12
- Mỹ: Nợ công lập đỉnh mới 34.000 tỷ USD, mỗi người dân gánh 100.000 USD 03/01/2024 02:08
- Lãi suất tăng cao, nước nghèo trả nợ công kỷ lục hơn 440 tỷ USD 14/12/2023 10:57
Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.