Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Hơn 1/5 thanh niên Hàn Quốc "nợ nần chồng chất"
Theo một nghiên cứu của Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc, hơn 21% chủ hộ gia đình trong độ tuổi từ 19 - 39 cho thấy tỷ lệ nợ trên thu nhập của họ vượt quá 300% vào năm 2021, nghĩa là tỷ lệ nợ gấp 3 lần thu nhập. Tỷ lệ thanh niên có tỷ lệ nợ trên 300% đã tăng đều đặn kể từ năm 2012, khi đó là khoảng 8,4%.
Dữ liệu cho thấy các hộ gia đình 2 người, những người đang nuôi con nhỏ và cư dân Seoul với mức thu nhập thấp có nhiều khả năng mắc nợ nặng nề hơn.
Ngoài ra, hơn 25% chủ hộ trẻ tuổi đã sử dụng hơn 30% thu nhập của mình để trả nợ. Tỷ lệ này đã tăng mạnh trong 9 năm qua so với mức 15,7% vào năm 2012.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số dư nợ trung bình hàng năm của thanh niên Hàn Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2012-2021, từ 34 triệu won (25.800 USD) vào năm 2012 lên 84,5 triệu won vào năm 2021.
Chi phí sinh hoạt cao hơn đối với thế hệ trẻ được cho là một trong những "thủ phạm" đằng sau tỷ lệ sinh thấp của Hàn Quốc. Nhiều người trẻ phải vay tiền để trang trải chi phí nhà ở, chi phí sinh hoạt hoặc đầu tư vào các tài sản rủi ro nhằm tìm kiếm nguồn tài chính đủ lớn để họ có thể mua nhà.
Với chi phí nhà ở tăng vọt và lãi suất ngân hàng tăng, nhiều người Hàn Quốc trẻ chưa lập gia đình không có đủ tiền để nghiêm túc xem xét việc mua nhà. Nhiều thanh niên Hàn Quốc thậm chí đã lựa chọn sống với gia đình thay vì ra ngoài sống riêng. Theo báo cáo năm 2022 của Statistics Korea, ít nhất 42,5% thế hệ trẻ Hàn Quốc vẫn sống với cha mẹ.
Thay vào đó, thế hệ trẻ Hàn Quốc chuyển sang vay một khoản tiền lớn để đầu tư vào cổ phiếu, với hy vọng làm giàu. Phần đông trong số họ còn có xu hướng hướng tới những món đồ xa xỉ như một sự “bồi thường tâm lý” vì không đủ khả năng mua bất động sản. Vào năm 2022, tổng chi tiêu cho hàng hóa cá nhân xa xỉ của người Hàn Quốc đã tăng 24%, một nghiên cứu của Morgan Stanley cho thấy.
Tất cả những yếu tố này dẫn tới việc người trẻ Hàn Quốc sử dụng thẻ tín dụng nhiều và nợ tín dụng cũng "khủng". Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới chậm lại và lãi suất tăng cao, khối nợ tín dụng bắt đầu đè nặng lên các "con nợ" trẻ tuổi, khiến họ phải thay đổi thói quen tiêu dùng.
Xu hướng "ngược đời"
Trong khi tại rất nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, việc sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng dần trở nên phổ biến trong vài năm gần đây, thì tại Hàn Quốc, việc sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ rất lâu.
Thẻ tín dụng là loại thẻ được ưa chuộng nhất ở Hàn Quốc, chiếm 79,3% giá trị thanh toán thẻ vào năm 2022, chủ yếu nhờ các lợi ích thưởng như giảm giá và hoàn tiền. Thẻ ghi nợ chiếm 20,7% còn lại.
Thẻ tín dụng được sử dụng cho 72% tất cả các giao dịch trên Internet ở Hàn Quốc. Năm 2022, giá trị giao dịch thẻ tín dụng ở Hàn Quốc đạt 988.000 tỷ won (762 tỷ USD), tăng từ mức 886.000 tỷ won (683 tỷ USD) vào năm 2021. Theo Statista, cũng trong năm 2022, khoảng 64% người Hàn Quốc được khảo sát cho biết sử dụng thẻ tín dụng khi mua sắm trực tuyến.
Ông Ravi Sharma, Trưởng nhóm Ngân hàng và thanh toán tại GlobalData, nhận xét: “Người tiêu dùng Hàn Quốc là những người sử dụng nhiều thẻ thanh toán và tần suất sử dụng thẻ thanh toán việc sử dụng thẻ đã tăng từ 79,1 lần mỗi năm trên mỗi thẻ vào năm 2018 lên 89,7 lần vào năm 2022. Dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng đông đảo, nhận thức tài chính cao, các lợi ích như hoàn tiền và giảm giá cũng như sự hỗ trợ của chính phủ đã thúc đẩy việc sử dụng thẻ thanh toán trong nước.”
Nhưng giờ đây, một xu hướng "ngược đời" đang diễn ra. Người trẻ Hàn Quốc đang chuyển về sử dụng tiền mặt thay vì dùng thẻ tín dụng ở khắp mọi nơi.
Cụ thể, theo tờ Korea Herald, giới trẻ Hàn Quốc giờ đang tránh việc bội chi và trở thành "con nợ" tín dụng bằng cách lập kế hoạch chi tiêu, sử dụng tiền mặt chia thành các khoản riêng biệt cho từng mục đích sử dụng.
Cô Kim Ji-hye, 32 tuổi, nói với The Korea Herald: “Tôi từng chi khoảng 1 triệu won (770 USD) cho các ứng dụng giao đồ ăn, nhưng sau khi chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt, chi phí đã giảm gần 70%".
Trong khi đó, cô Yang Eun-bi, một nhà thiết kế web chuyên nghiệp 33 tuổi, cho biết: “Trước đây, phần lớn thu nhập của tôi sẽ dùng để thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng, nhưng kể từ khi bắt đầu tích trữ tiền mặt, số tiền tiết kiệm của tôi đã tăng từ 0 lên 1,2 triệu won mỗi tháng”.
Thậm chí, một số người trẻ Hàn đã hủy, cắt thẻ tín dụng để đảm bảo không trở thành con nợ tín dụng.
Thay đổi thói quen tiêu tiền, tạo động lực tiết kiệm
Tuy nhiên, trước sự gia tăng số lượng các cửa hàng không dùng tiền mặt ngày nay, một câu hỏi được đặt ra: "Liệu điều đó (sử dụng tiền mặt) có khả thi không?"
Theo Choi Su-ji, một YouTuber thường xuyên đăng tải các video về nỗ lực lập ngân sách của mình, chính sự bất tiện này đã giúp giải quyết những khoản chi tiêu không cần thiết.
"Bạn phải gọi điện cho nhân viên mỗi khi cần đặt hàng tại cửa hàng. Cảm thấy bất tiện nên tôi dần chuyển sang nấu ăn ở nhà”, cô Choi cho biết, đồng thời nói thêm rằng các chi phí bị đội trước đây của cô đều đến từ các ứng dụng giao đồ ăn.
"Khi thanh toán bằng tiền mặt, thật khó để tin rằng nhân viên giao hàng sẽ có chính xác số tiền lẻ, vì vậy tôi sẽ đến các cửa hàng để lấy đồ ăn. Việc này này khiến tôi phải suy nghĩ kỹ trước khi chi tiêu", theo cô Choi.
Hơn nữa, trong bối cảnh lạm phát tăng vọt và tỷ lệ lạm phát cao dai dẳng, việc tiết kiệm dần được giới trẻ Hàn Quốc ưa chuộng hơn.
Gần đây hơn, giới trẻ Hàn bắt đầu dò xét thói quen chi tiêu của nhau trong các phòng chat công cộng hoặc diễn đàn trên KakaoTalk. Trong một cộng đồng trực tuyến được thành lập vào năm nay, những người tham gia sẽ tự coi mình là những người ăn xin và chia sẻ danh sách chi tiêu của họ - cùng với những lời khuyến khích nhằm thúc đẩy tiết kiệm chặt chẽ hơn.
Theo những người sử dụng tiền mặt, việc tiết kiệm còn tạo ra sự thích thú về mặt thị giác và thính giác không ngờ cho họ. Ví dụ, một số chia sẻ họ thích âm thanh của máy đếm tiền hoạt động, một số khác thì bắt đầu tự trang trí những phong bì đựng tiền mặt của mình theo thẩm mỹ cá nhân.
Thậm chí, một số người có năng khiếu nghệ thuật đã thử sức mình trong việc thiết kế phong bì theo yêu cầu riêng của mình và "vô tình"; đã tạo ra một nguồn thu nhập trong quá trình này.
“Ban đầu, tôi muốn có những chiếc phong bì độc đáo, khó tìm thấy ở các cửa hàng. Nhưng sau khi chia sẻ ảnh của chúng trên Instagram, tôi bắt đầu nhận được phản hồi tích cực và cuối cùng quyết định bán chúng”, Kim, người đã mở một cửa hàng bán phong bì trực tuyến vào tháng 11, cho biết.
Xem thêm >> Bán khống bất hợp pháp, Hàn Quốc phạt 20 triệu USD với loạt ngân hàng đầu tư
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.