'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thống kê của VietnamFinance đối với 21 ngân hàng thương mại có dư nợ cho vay trên 50.000 tỷ đồng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả nợ xấu nội bảng và nợ xấu ở VAMC) có xu hướng giảm.
Cụ thể, 14 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tại ngày 30/6/2019 giảm so với thời điểm đầu năm, bao gồm ACB, BacABank, MB, Agribank, HDBank, LienVietPostBank, VIB, VietinBank, BIDV, VPBank, SeABank, Eximbank, MSB và Sacombank.
Chỉ có 7 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng, bao gồm Vietcombank, TPBank, Techcombank, OCB, NamABank, ABBank, SHB. Trong đó, mức tăng ở Vietcombank, TPBank và Techcombank không đáng kể và không đáng ngại do tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung.
Đi sâu hơn, có 2 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu dưới 1% gồm ACB (0,67%) và BacABank (0,87%).
Theo sau là 7 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 2% gồm Vietcombank (1,03%), MB (1,26%), Agribank (1,63%), TPBank (1,69%), HDBank (1,74%), Techcombank (1,78%) và LienVietPostBank (1,81%).
Tỷ lệ nợ xấu thấp giúp chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng ở mức thấp, là đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm nay ở một số ngân hàng như ACB, Techcombank, LienVietPostBank, TPBank, Agribank, Vietcombank (tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên lợi nhuận thuần của các ngân hàng này đều ở nhóm thấp trong 6 tháng đầu năm, xem thêm: Tổng lượng trích lập dự phòng của BIDV và VietinBank lớn hơn 24 ngân hàng cộng lại).
Một số ngân hàng vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tại ngày 30/6/2019, có thể kể đến VIB (2,27%), VietinBank (ước tính 2,27% do không công bố nợ xấu tại VAMC), BIDV (2,44%), OCB (2,55%) và NamABank (2,61%).
Với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, trên 3%, có thể kể đến VPBank với 3,86%. Trường hợp này khá đặc thù bởi lượng lớn nợ xấu của VPBank nằm ở FE Credit - công ty tài chính con chuyên hoạt động trong mảng tài chính tiêu dùng.
Ngân hàng Nhà nước hiện chỉ đưa ra ngưỡng tối đa 3% đối với tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, không áp dụng với công ty tài chính nói chung cũng như công ty tài chính tiêu dùng nói riêng bởi đặc thù của các công ty này là tỷ lệ nợ xấu cao đi kèm với việc trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhằm đảm bảo xử lý, phòng ngừa tác động tiêu cực của nợ xấu.
Thêm vào đó, diễn biến nợ xấu tại VPBank cũng có chiều hướng tốt lên đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay. Tỷ lệ nợ xấu đầu năm của ngân hàng này lên đến 4,52%.
Có phần tương tự VPBank về diễn biến nợ xấu là SeABank. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu khá cao, khoảng 3,95% nhưng so với mức 4,23% hồi đầu năm, tỷ lệ nợ xấu đáng giảm đáng kể.
Eximbank cũng tương tự khi tỷ lệ nợ xấu giảm từ 4,91% đầu năm xuống 4,65% sau 6 tháng.
Một số ngân hàng khác trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu cao hơn mặt bằng chung là ABBank (4,73%), SHB (5,12%), MSB (6,92%) và Sacombank (13,09%).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.