'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thống kê chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (trích lập dự phòng) 6 tháng đầu năm 2019 của 26 ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy, BIDV và VietinBank là hai ngân hàng có lượng trích lập dự phòng lớn nhất, lần lượt là 10.710 tỷ đồng và 7.477 tỷ đồng.
Các ngân hàng trích lập dự phòng cỡ nghìn tỷ khác có thể kể đến như: VPBank với 6.470 tỷ đồng, Vietcombank với 3.317 tỷ đồng, MB với 2.364 tỷ đồng và Sacombank với 1.046 tỷ đồng.
Các ngân hàng còn lại trích lập dự phòng từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng, trong đó có một số ngân hàng top trên về quy mô như Techcombank với chỉ 239 tỷ đồng, ACB với chỉ 95 tỷ đồng, HDBank với 532 tỷ đồng, SHB với 373 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tính toán cho thấy, chỉ hai ngân hàng BIDV và VietinBank đã trích lập dự phòng tổng cộng 18.187 tỷ đồng, lớn hơn con số 16.875 tỷ đồng của 24 ngân hàng cộng lại.
Việc trích lập dự phòng lớn về lượng thường do hai nguyên nhân: ngân hàng có quy mô lớn nên lượng trích lập dự phòng cũng lớn và ngân hàng tích cực trích lập dự phòng nhằm xử lý nợ xấu tồn đọng. Với BIDV và VietinBank, lượng trích lập lớn do cả hai nguyên nhân trên.
Nếu không tính đến trích lập dự phòng, top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất nửa đầu năm 2019 theo thứ tự gồm: BIDV, Vietcombank, VietinBank, VPBank và MB. Tuy nhiên, sau trích lập dự phòng, top 5 theo thứ tự gồm: Vietcombank, Techcombank, VietinBank, MB và BIDV.
Trong số 26 ngân hàng thương mại cố phần thống kê, BIDV đứng đầu về lượng trích lập dự phòng với trên 10.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019
Một vài ngân hàng đứng đầu về lượng trích lập dự phòng cũng đứng đầu về tỷ lệ trích lập dự phòng/lợi nhuận thuần, tiêu biểu như BIDV (69%), VPBank (60%) và VietinBank (58%).
So với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ trích lập dự phòng của cả ba ngân hàng này đều tăng, như BIDV tăng 2 điểm%, VPBank tăng 5 điểm%, VietinBank tăng 10 điểm%.
Đa số các ngân hàng ghi nhận tỷ lệ trích lập dự phòng/lợi nhuận thuần dưới 50% trong nửa đầu năm 2019
Các ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng trên 50% khác đều là các ngân hàng cỡ nhỏ, như NCB ở mức 72%, PGBank ở mức 65% và VietABank ở mức 51%.
Trong khi đó, Sacombank mặc dù đang trong giai đoạn quyết liệt xử lý nợ xấu nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng không cao, chỉ 42%.
Một số ngân hàng top trên về quy mô nhưng lại ghi nhận mức trích lập dự phòng siêu thấp có thể kể đến như Techcombank với chỉ 4%, ACB với chỉ 3%. Đặc biệt nhất là Eximbank khi ghi nhận hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng trong nửa đầu năm 2019.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.