Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trái phiếu làm "nóng" mùa đại hội cổ đông
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, cổ đông của hàng loạt ngân hàng đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Sự khủng hoảng của thị trường TPDN năm qua đã gây lo lắng cho cổ đông các ngân hàng này.
Câu hỏi được các cổ đông chất vấn hội đồng quản trị (HĐQT) và ban lãnh đạo nhiều nhất là các ngân hàng đã đầu tư, cho vay bao nhiêu TPDN? Trả lời chất vấn của cổ đông, lãnh đạo nhiều ngân hàng đều cho biết đầu tư TPDN đều có tài sản bảo đảm, thanh khoản tốt.
Hiện chưa có thống kê về tỷ lệ nợ xấu TPDN tại các ngân hàng. Song tất cả lãnh đạo ngân hàng thương mại đều khẳng định các khoản đầu tư TPDN đều an toàn.
Đơn cử, tại ĐHĐCĐ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), cổ đông bày tỏ lo lắng về các khoản đầu tư TPDN và muốn nắm rõ tình trạng hiện nay của khoản đầu tư, việc quản lý và chất lượng tài sản đảm bảo cho các khoản đầu tư trái phiếu này.
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp luôn được ngân hàng quản lý như một khoản vay ngay từ đầu vào, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo... Dù lượng trái phiếu Techcombank tư vấn phát hành ra thị trường rất lớn, song đến nay chưa có bất kỳ trái phiếu nào quá hạn lãi và gốc.
Tương tự, bà Ngô Thu Hà, Tổng Giám đốc SHB cho biết, toàn bộ TPDN (13.186 tỷ đồng cuối năm 2022) của ngân hàng này đều có tài sản đảm bảo. Tất cả dự án TPDN mà SHB đầu tư đều có dòng tiền tốt. Hiện, các nhà phát hành này đều thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho SHB.
Tại ĐHĐCĐ của MB, nhiều cổ đông cho rằng, MB nắm giữ quá nhiều trái phiếu bất động sản, tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Phó Tổng Giám đốc thường trực MB Phạm Như Ánh cho hay, ngân hàng không sở hữu TPDN của Hưng Thịnh, Trung Nam. Riêng với Novaland, MB có cho vay và phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp này. Nhưng số dư TPDN của Novaland hiện đã giảm khá lớn, không còn nhiều như hồi đầu năm. Tổng quy mô cho vay và đầu tư trái phiếu Novaland tại MB không đến con số 10.000 tỷ đồng.
Trả lời cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank cho hay, 100% TPDN được VPBank đầu tư có tài sản đảm bảo, ngân hàng hoàn toàn có thể xử lý, thu hồi nợ nếu trái phiếu có vấn đề.
Như vậy, theo những thông tin mà các ngân hàng cung cấp thì dường như họ đang kiểm soát rất tốt dòng tín dụng chảy vào TPDN. Song theo các chuyên gia tài chính, vấn đề tín dụng TPDN sẽ còn khiến các nhà băng "đau đầu", nhất là một số ngân hàng có tỷ trọng lĩnh vực này cao.
Những lo lắng của các cổ đông không phải không có cơ sở khi gánh nặng trái phiếu đáo hạn những tháng cuối năm vẫn đang rất lớn. Năm 2023-2024 là giai đoạn "đỉnh nợ" của TPDN.
Theo ước tính của FiinRatings, riêng lượng TPDN bất động sản đáo hạn năm 2023 lên tới khoảng 120.000 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng kiến hàng chục doanh nghiệp bất động sản mất khả năng thanh toán.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Việt Nam đang đi vào một giai đoạn với những biến động lớn trên thị trường tài chính thế giới. Ngành ngân hàng sẽ gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng liên quan đến sự suy thoái của thị trường trái phiếu và bất động sản.
Làn sóng doanh nghiệp bất động sản mất thanh khoản, không còn khả năng trả nợ ngày càng lan rộng. Mà đây lại là nhóm phát hành TPDN tích cực nhất trong những năm trước và các ngân hàng đang nắm giữ hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản bên cạnh các khoản vay kinh doanh bất động sản thông thường.
Ngân hàng thận trọng với TPDN
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 03 cho phép các tổ chức tín dụng được mua lại TPDN đã bán trước đó (mà không cần chờ sau 1 năm như quy định cũ). Việc này được đánh giá sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp phát hành TPDN có dòng tiền để xử lý một phần lượng TPDN đáo hạn trong năm 2023.
Các chuyên gia của VNDirect cho rằng, với Thông tư 03, các ngân hàng có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay qua việc mua TPDN, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn yếu và thanh khoản tại ngân hàng đang dư thừa. Mặt khác, thông tư này cũng giúp tăng cầu trái phiếu, có lợi cho các ngân hàng hoạt động mạnh trên thị trường TPDN.
Tuy nhiên, những lo lắng của cổ đông về việc nắm giữ nhiều trái phiếu sẽ tiềm ẩn rủi ro đã khiến các ngân hàng không dám "mạnh tay" đầu tư TPDN.
Qua những động thái và ý kiến của lãnh đạo một số ngân hàng, có thể thấy, cơ cấu cho vay của các ngân hàng đã bắt đầu có sự chuyển dịch. Trong đó, các ngân hàng tập trung vào cho vay bán lẻ, cho vay sản xuất kinh doanh nhiều hơn, giảm dần tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. Đồng thời, các nhà băng cũng tỏ ra thận trọng hơn trong đầu tư trái phiếu, giảm dần tỷ lệ đầu tư vào TPDN, tập trung vào trái phiếu của các tổ chức tín dụng.
Tổng Giám đốc VPBank cho hay, khối lượng TPDN nắm giữ tại ngân hàng này chỉ hơn 30.000 tỷ đồng, giảm 5.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống 20.000 tỷ đồng vào cuối tháng 6/2023.
Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIB cho biết, TPDN tại ngân hàng này chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ có hơn 1.800 tỷ đồng trên tổng dư nợ 232.000 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ mới đây, lãnh đạo ACB khẳng định hiện ngân hàng này đang có một danh mục trái phiếu an toàn, với 85% đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, 15% vào tổ chức tín dụng lớn hàng đầu tại Việt Nam. Năm nay, ACB không định hướng đầu tư vào TPDN trừ trái phiếu của các tổ chức tín dụng.
Còn lãnh đạo Eximbank cho biết, cho vay mua bất động sản đang chiếm tỷ trọng khoảng 19% của ngân hàng này. Eximbank cũng không tham gia hoạt động đầu tư TPDN.
Tại ĐHĐCĐ mới đây, lãnh đạo Lienvietpostbank khẳng định: "Chúng tôi không đầu tư, phân phối về TPDN, điều này cũng giúp cho Lienvietpostbank tránh ảnh hưởng bất lợi trong tác động của thị trường".
Thực tế, từ cuối năm 2022, số lượng ngân hàng đầu tư TPDN giảm so với đầu năm. 17 trên tổng số 28 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường nắm giữ gần 188.000 tỷ đồng TPDN, giảm 13%. Xu hướng giảm tỷ lệ nắm giữ TPDN tiếp tục xuất hiện trong quý I/2023.
Theo ông Lê Hồng Khang, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings, xu hướng nắm giữ TPDN giảm do gắn liền với hoạt động đầu tư mới suy giảm, hoạt động phát hành trái phiếu giảm mạnh từ cuối năm 2022 đến nay và do hoạt động mua lại trước hạn diễn ra mạnh, nhất là đối với các tổ chức phát hành là doanh nghiệp bất động sản trong 3 tháng đầu năm nay.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.