Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Phân hóa lợi nhuận giữa các ngân hàng
Hàng loạt ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2023 với những khoản lợi nhuận nghìn tỷ, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng đã chậm lại. Trong số 25 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, tất cả các ngân hàng đều có lãi. Nhưng vẫn có 6 ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận âm.
Kết quả kinh doanh quý I cũng cho thấy sự phân hóa rõ nét trong lợi nhuận giữa các ngân hàng. Trong khi nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng với nhiều chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh giữ vững ở mức cao thì một số ngân hàng sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ, trong đó có cả những ngân hàng tư nhân có tốc độ tăng trưởng cao trong các năm trước như Techcombank (-17%), LienVietPostBank (-13%), VPBank (-77%).
Các ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do trích lập dự phòng tăng, hoặc không có khoản thu nhập bất thường từ khoản phí trả trước với đối tác phân phối bancassurance. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng này vẫn có kết quả khả quan.
Danh sách các ngân hàng có mặt trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất trong quý không thay đổi (gồm: Vietcombank, BIDV, MB, VietinBank, Techcombank, ACB, VPBank, SHB, HDBank, VIB) song thứ hạng đã thay đổi khá nhiều.
Theo đó, quý I/2023, Vietcombank dẫn đầu về lợi nhuận trước thuế với con số hơn 11.200 tỷ đồng. Còn VPBank - quán quân lợi nhuận quý I/2022 (vượt cả Vietcombank) rớt thẳng xuống vị trí thứ 10; Techcombank - á quân lợi nhuận năm 2022 - tụt xuống vị trí thứ 5.
Vị trí á quân lợi nhuận ngân hàng quý I năm nay thuộc về BIDV với 6.920 tỷ đồng (lợi nhuận trước thuế). BIDV cũng là ngân hàng có quy mô lớn nhất hệ thống (tổng tài sản hơn 2,1 triệu tỷ đồng).
Khối ngân hàng TMCP tư nhân chứng kiến sự thăng hạng của MB. Trong quý I/2023, MB vươn lên vị trí thứ ba toàn hệ thống về lợi nhuận. Vị trí thứ tư về lợi nhuận trong quý I năm nay thuộc về VietinBank.
Xét về tốc độ tăng trưởng, trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất hệ thống thì BIDV là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất (lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 53%). VPBank và Techcombank là hai ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất.
VIB vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt trong quý I/2023 khi ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt xấp xỉ 2.700 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. ACB và SHB lần lượt tăng trưởng 24% và 12% so với cùng kỳ, đạt lợi nhuận 5.120 tỷ đồng và 3.600 tỷ đồng.
Cùng với đó, các ngân hàng cũng đưa ra kế hoạch tăng trưởng trong cả năm 2023. Tuy nhiên, trong kế hoạch kinh doanh năm 2023, nhiều ngân hàng tỏ ra khá thận trọng với dự báo lợi nhuận tăng thấp trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Trong đó, ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong khoảng 10-15%. Các ngân hàng tư nhân như VIB, MB, VPBank ACB và SHB đều hạ mục tiêu tăng trưởng xuống khoảng 10-17%.
Lợi thế cho vay bán lẻ với ngành ngân hàng
Giới phân tích nhìn nhận 2023 là năm nhiều thử thách với ngành ngân hàng trước những áp lực đối với biên lãi ròng và chất lượng tài sản do vấn đề nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, thị trường bất động sản và trái phiếu đóng băng.
Các ngân hàng đang nắm giữ khoảng 40% lượng trái phiếu bất động sản. Sự suy yếu của ngành bất động sản và các ngành khác buộc các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, nợ xấu có nguy cơ gia tăng. Ngoài ra, khoảng 16,1 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023-2024 chưa tìm được cách tháo gỡ cũng tác động đến lợi nhuận ngân hàng.
Bên cạnh những khó khăn của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp thì những ồn ào về bán chéo bảo hiểm đang thách thức nguồn thu nhập và kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng trong năm nay.
Thêm nữa, việc suy giảm thu nhập lãi thuần (NIM), chất lượng tài sản giảm sút, tăng trưởng tín dụng chậm lại là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận ngành ngân hàng.
Công ty Chứng khoán Maybank (MBKE) dự báo, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ chậm lại trong năm 2023 so với mức nền cao năm 2022.
Còn nhóm phân tích của Yuanta Việt Nam dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2023 là 16%. Nhóm phân tích cho rằng, môi trường lãi suất cao, rủi ro nợ xấu và tình hình thanh khoản của các doanh nghiệp vẫn là thách thức lớn với ngành ngân hàng.
Tương tự, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ giảm tốc trong năm 2023 với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10%, trong đó có sự phân hóa về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, trong bối cảnh kinh tế biến động và đối mặt với nhiều khó khăn, các ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao và chất lượng tài sản tốt vẫn sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trung bình ngành.
Trong báo cáo phân tích, đánh giá độc lập phát hành đầu năm 2023, Moody’s đánh giá triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng được dự báo có sự phân hóa, trong đó các ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao và chất lượng tài sản tốt vẫn sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trung bình ngành.
Chứng khoán MiraeAsset nhìn nhận: "Do bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng như áp lực lạm phát, một bộ phận lớn cư dân sẽ có xu hướng hạn chế chi tiêu và tăng tiết kiệm cũng như tìm kiếm kênh đầu tư an toàn dài hạn. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro tập trung; vì vậy, kênh tín dụng bán lẻ vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023”.
Đồng quan điểm, Chứng khoán VNDirect cho rằng, cho vay bán lẻ sẽ được ưu tiên trong năm 2023 và đây sẽ là lợi thế lớn đối với các ngân hàng tập trung vào phân khúc này.
“Những ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ và tỷ lệ CASA cao sẽ có khả năng chống chọi với việc NIM bị thu hẹp. Hiện VIB và ACB là hai ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao nhất trong danh sách theo dõi. VietinBank, VPBank, TPBank, và MB cũng là những cái tên đáng chú ý khi đã thành công trong việc nâng tỷ trọng bán lẻ trong năm 2022”, VnDirect nhận định.
Trong những năm qua, bán lẻ trở thành mũi nhọn chiến lược của nhiều ngân hàng trong, một số ngân hàng đạt được tỷ lệ bán lẻ ở mức 50-60%, thậm chí VIB và ACB có tỷ lệ bán lẻ lên tới 90% tổng danh mục cho vay.
Nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và sớm chiếm được lợi thế trên thị trường nhờ tiên phong làm ra sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng số hóa cao và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Để dẫn đầu về bán lẻ, nhiều ngân hàng xác định chiến lược lấy khách hàng trọng tâm và ứng dụng công nghệ để thực hiện điều đó. Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data) đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong quá trình tìm hiểu và đưa ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu người dùng.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng là một trong những chiến lược quan trọng trong kế hoạch kinh doanh năm 2023 của nhiều nhà băng.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.