'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 9/10, các sở ngành của tỉnh Hà Giang có văn bản đề xuất UBND tỉnh tháo dỡ một phần công trình nhà nghỉ Panorama trên đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang).
Theo phương án được các sở ngành đề xuất, chủ công trình Mã Pì Lèng Panorama sẽ phải cải tạo phần nhà nằm sát đường quốc lộ đảm bảo thân thiện với môi trường, đồng thời đập bỏ toàn bộ phần công trình phía sau, trồng cây xanh thay thế.
Các ngành chức năng tỉnh Hà Giang cũng kiến nghị xem xét xử lý các vi phạm đối với chủ đầu tư. Yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục pháp lý phần công trình được cho phép tiến hành cải tạo, chỉnh trang để làm điểm dừng chân ngắm cảnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày UBND tỉnh có ý kiến.
Tuy nhiên, sau khi nắm được thông tin, bà Vũ Ngọc Ánh (chủ đầu tư công trình) tỏ ra không đồng tình và mong muốn được giữ công trình nguyên vẹn.
Bà Ánh đưa ra nhiều lý do để xin được giữ công trình nguyên vẹn. Bà cho rằng đây là điểm dừng chân an toàn của du khách, nếu tháo dỡ thì sẽ phát sinh rất nhiều tai nạn như từng xảy ra khi chưa có tòa nhà.
"Ngày xưa tôi chỉ định làm chỗ ấy trống không để cho khách vào ngắm cảnh thôi. Nhưng bởi vì gió rất khủng khiếp, bay hết tất cả mọi thứ, bay cả người", bà Ánh chia sẻ.
Theo Đồ án quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt, di tích quốc gia đặc biệt Mã Pì Lèng nằm trong vùng bảo vệ cảnh quan với diện tích hơn 796ha. (Xem thêm)
Ngày 8/10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2020 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý với đề nghị lịch nghỉ Tết Nguyên đán của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 7 ngày, từ thứ Năm ngày 23/1/2020 đến hết thứ Tư ngày 29/1/2020 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý). (Xem thêm)
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, ngân sách bảo vệ môi trường năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ và ngân sách bảo vệ môi trường năm 2020, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho hay 9 tháng năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thanh tra 210 cơ sở trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố, xử phạt vi phạm hành chính 14 cơ sở, tổng số tiền 4,9 tỷ đồng.
Đến nay đã có 289/435 cơ sở có tên theo Quyết định số 1788 của Thủ tướng Chính phủ cơ bản đã hoàn thành triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ 66,43%; 146 cơ sở đang thực hiện các biện pháp xử lý triệt để.
Về tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2019, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường trung ương là 2.290 tỷ đồng; tính đến tháng 9/2019 đã phân bổ 1,5 nghìn tỷ đồng, đạt 50,3%.
Về ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường địa phương, Bộ Tài chính giao chỉ tiêu hướng dẫn là 13.900 tỷ đồng, chiếm 85,86% so với tổng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của cả nước; số được hội đồng nhân dân các tỉnh thông qua là 18 nghìn tỷ đồng, lớn hơn 4,2 nghìn tỷ đồng so với số giao của Bộ Tài chính, trong đó 44/63 tỉnh thành phố chi cao hơn số giao của Bộ Tài chính.
“Năm 2019, tổng vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương bố trí cho ngành tài nguyên và môi trường là hơn 1.000 tỷ đồng, tính đến ngày 15/9/2019 mới giải ngân được khoảng 190 tỷ đồng, đạt 18,56%”, Thứ trưởng Nhân cho hay. (Xem thêm)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết kể từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý.
Trong số này có 1 người là uỷ viên Bộ Chính trị và 4 người là uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII, 14 người nguyên là uỷ viên Trung ương Đảng, 1 người nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ, 5 người là Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng, 2 người là Bí thư Tỉnh uỷ, 5 người nguyên là Bí thư Tỉnh uỷ và 17 người là tướng lĩnh, cùng một số cán bộ đã bị xử lý hình sự.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã kỷ luật 7 tổ chức đảng, gồm Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải, Ban Thường vụ Đảng uỷ Ngoài nước, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.
“Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói. (Xem thêm)
Ngày 11/10, Văn phòng Trung ương Đảng đã phát thông cáo ngày làm việc thứ 4 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. (Xem thêm)
Đại đức Thích Thanh Toàn - người bị tố gạ tình nữ phóng viên - đã được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận nguyện vọng xả giới, hoàn tục.
Trong cuộc họp ngày 5/10, sư Toàn đã xin Ban Trị sự cho giữ lại những tài sản trị giá hơn 300 tỷ thuộc quyền sở hữu của mình, trong đó có diện tích lớn đất ruộng mua của người dân xung quanh chùa Nga Hoàng.
Sư Toàn giải thích rằng trong quá trình trụ trì tại chùa Nga Hoàng, ông có vay nợ một số nơi để kiến thiết, tu bổ ngôi chùa. Nay muốn giữ lại những mảnh đất mua của người dân để trang trải công nợ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.