Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Novaland vừa công bố nghị quyết thông qua danh sách ứng viên được cổ đông đề cử vào vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 là bà Đỗ Thị Phương Lan và ông Nguyễn Trần Đăng Phước.
Theo giới thiệu, bà Lan có hơn 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bất động sản, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và tái cấu trúc doanh nghiệp. Bà Lan từng là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam và là thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty Thăng Long. Bà cũng từng đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc quỹ Red Capital.
Trong khi đó, ông Phước có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí quản lý cấp cao cho các tập đoàn đa quốc gia, với chuyên môn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, bán hàng, tiếp thị, tái cấu trúc và nâng cao năng lực phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn tháng 11/2017 đến tháng 12/2021, ông Phước giữ vai trò thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Dây cáp điện - công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex.
Cùng ngày này, HĐQT Novaland cũng đã thông qua việc miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT là ông Bùi Xuân Huy và bà Hoàng Thu Châu, cả 2 đã nộp đơn từ nhiệm trước đó. Trong đó, ông Huy đã xin thôi chức thành viên HĐQT để tập trung chuyên môn liên quan đến việc quản lý và triển khai xây dựng dự án của Novaland cũng như các công việc liên quan khác.
Về phía bà Hoàng Thu Châu, bà vẫn giữ chức vụ tổng giám đốc NovaGroup và sẽ tập trung quản lý tại NovaGroup theo định hướng tái cấu trúc toàn diện của tập đoàn.
Bên cạnh đó, cổ đông Novaland cũng thông qua việc phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Nếu chào bán thành công toàn bộ lượng cổ phiếu này, Novaland sẽ thu về tối thiểu 9.750 tỷ đồng.
Novaland cho biết số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu này sẽ được dùng để góp thêm vốn vào công ty con nhằm tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn; thực hiện các dự án mà công ty con là chủ đầu tư; thanh toán các khoản thuế và phải nộp nhà nước của công ty con và bổ sung vốn lưu động. Thời gian triển khai dự kiến trong năm 2023 hoặc thời gian khác theo quyết định của HĐQT công ty sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng.
Đồng thời, cũng trong năm 2023, Novaland dự kiến chào bán thêm 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua. Tỷ lệ thực hiện là 1:1 (cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ có quyền mua 1 cổ phiếu mới) với giá bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu .
Novaland có thể thu về 19.500 tỷ đồng nếu thành công chào bán 100% cổ phiếu đợt này. Công ty dự kiến sử dụng số tiền thu về nhằm tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ đến hạn, thanh toán chi phí lương cho cán bộ nhân viên; thanh toán chi phí vận hành chung và thực hiện các dự án do Novaland làm chủ đầu tư.
Trong trường hợp cả hai phương án phát hành đều được thông qua và thực hiện thành công 100%, vốn điều lệ của Novaland sẽ tăng từ gần 19.500 tỷ đồng lên 48.750 tỷ đồng, gấp 2,5 lần.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.