Ô tô vừa chạy vừa sạc điện: Tuyến cao tốc thay đổi lịch sử giao thông thế giới

Thanh Bình - 10/08/2023 23:27 (GMT+7)

(VNF) - Khi các phương tiện chạy bằng điện (EV) được dùng ngày càng rộng rãi thay cho những phương tiện động cơ đốt trong truyền thống, nhờ đó lượng khí thải CO2 và ô nhiễm do xe cộ gây ra có thể giảm đáng kể. Tuy nhiên, sạc pin cho EV vẫn là mối quan tâm chính của người dùng.

VNF

Theo trang Axios, dù các nhà sản xuất đã cố gắng trang bị cho EV những bộ pin có dung lượng cao và bổ sung thêm nhiều trạm sạc, nhưng các loại xe có kích thước lớn như xe tải điện cần được sạc thường xuyên hơn. Ngoài ra, việc thiếu cơ sở hạ tầng sạc EV công cộng cũng là một trong những nguyên nhân chính đang hạn chế sự phổ biến của loại phương tiện này.



Để giải quyết những vấn đề trên, các nhà nghiên cứu đã nảy ra ý tưởng về các con đường điện khí hóa. Về cơ bản, đường điện khí hóa là những hệ thống đường phát ra điện (ERS) để sạc pin cho EV khi chúng di chuyển trên đó. Các đường cao tốc ERS có thể là giải pháp hoàn hảo giúp sạc ôtô và xe tải nhanh hơn và xe di chuyển được xa hơn trước khi phải sạc lại.

Quốc gia tiên phong

Tháng 3 năm nay, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một đạo luật mang tính bước ngoặt, đòi hỏi tất cả ôtô mới bán ra từ năm 2030 phải giảm 50% lượng khí thải CO2 so với mức năm 2021 và từ năm 2035 không được phát thải khí gây ô nhiễm này. Do đó, các nước châu Âu đang gấp rút chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết cho phương tiện giao thông không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.



Thụy Điển đã quyết định sẽ làm nên lịch sử khi mở con đường ERS vĩnh viễn đầu tiên trên thế giới vào năm 2025. Tuyến đường cao tốc được chọn là E20, chạy xuyên qua các thành phố lớn của Thụy Điển gồm Stockholm, Gothenburg và Malmö. Đây sẽ là phần đầu tiên của một kế hoạch lớn hơn nhằm trang bị khả năng sạc điện tự động cho hơn 3.000km đường của quốc gia Bắc Âu này.

Tuy nhiên, trang Euro News hồi tháng 5 đưa tin, dự án đang ở giai đoạn mua sắm thiết bị và nhà chức trách hiện vẫn chưa quyết định nên xây dựng tuyến ERS cao tốc đầu tiên theo công nghệ nào.

Thực tế, Thụy Điển đã đi tiên phong trong việc thử nghiệm 3 giải pháp hàng đầu về ERS, sử dụng các công nghệ sạc tiếp xúc, sạc dẫn điện và sạc cảm ứng.

Năm 2016, một đoạn đường dài 2km ở Gävle, miền trung đất nước đã đi vào hoạt động thử nghiệm, sử dụng các đường cáp điện trên cao để sạc lại cho các phương tiện cỡ lớn thông qua bộ khung lấy điện phantograph, tương tự như tàu điện hoặc xe điện công cộng.

2 năm sau, Cơ quan quản lý giao thông Thụy Điển (Trafikverket) giới thiệu đường ray sạc đầu tiên trên thế giới trên một đoạn đường thí điểm giữa sân bay Arlanda của thủ đô Stockholm và khu hậu cần ở Rosersberg. Nhà chức trách đã lắp đặt hệ thống ray phát điện dọc theo đoạn đường nhựa dài 2km này, cho phép các xe tải điện hạ một cánh tay di động xuống chạm vào thanh ray để nhận năng lượng.

Tới năm 2020, Trafikverket tiếp tục cho xây dựng một tuyến đường sạc điện không dây dành cho các xe tải hạng nặng và xe buýt ở thành phố đảo Visby. Công nghệ này hoạt động giống như sạc cảm ứng không dây dành điện thoại di động. Một tấm đệm hoặc đĩa đệm được chôn dưới đường và các EV có trang bị cuộn dây nhận sẽ được sạc lại khi di chuyển qua nó.



Công nghệ cho tương lai

Truyền năng lượng không dây động (DWPT) là một công nghệ mới và có nhiều ưu điểm. Đường ERS tích hợp công nghệ DWPT được dự đoán có thể thay thế các phương pháp sạc điện khác trong tương lai nhờ khả năng sạc EV suốt ngày đêm, không giới hạn, không đòi hỏi xe phải sở hữu bộ pin dung lượng lớn và có bộ phận kết nối vật lý với nguồn điện.

Các chuyên gia tính toán rằng, với công nghệ sạc điện cảm ứng như DWPT, chi phí xây dựng 1km đường ERS vào khoảng 1 triệu USD, thấp hơn 50 lần so với xây dựng một tuyến xe điện đô thị theo cách truyền thống.

Ngoài Thụy Điển, Đức và Mỹ cũng đang theo đuổi các dự án thử nghiệm công nghệ tương tự.

Tại Đức, Electreon, một nhà cung cấp hàng đầu về các thiết bị sạc EV của Israel đã bắt tay với công ty EnBW của Đức để triển khai dự án xây dựng 1km đường ERS “sạc động” và các trạm sạc tĩnh dọc theo tuyến xe buýt đang hoạt động có điểm dừng ở thành phố Balingen.

Giai đoạn đầu của dự án tập trung thiết lập một đoạn đường ERS dài 400 mét với 2 trạm sạc tĩnh. Trong giai đoạn 2, đường thí điểm sạc cho xe buýt điện sẽ được mở rộng thêm 600 mét. Dự án được triển khai từ năm nay sau khi 2 công ty thử nghiệm thành công công nghệ sạc không dây cho xe buýt điện vào giờ cao điểm tại thành phố Karlsruhe vào năm 2022.



Electreon cho biết, hệ thống sạc không dây của họ có thể dùng cả ở dạng “tĩnh” và “động”, thông qua sử dụng tần số từ tính để truyền điện từ các cuộn dây được chôn dưới đất tới một bộ thu sóng gắn dưới gầm xe. Một chiếc EV có thể vào trạm đỗ xe có bệ sạc ngầm và bổ sung điện giống như cách điện thoại thông minh sạc không dây, hoặc xe vừa chạy vừa sạc lại trên đường có trang bị công nghệ DWPT.

Tại Mỹ, công ty đã được phép triển khai thí điểm tuyến ERS đầu tiên, dài 1,8km tại thành phố Detroit, thành phố lớn nhất bang Michigan từ năm 2023. Bang Michigan rót 1,9 triệu USD vốn đầu tư, trong khi chính quyền Detroit cùng các công ty Ford Motor và DTE Energy cũng tuyên bố tài trợ cho dự án.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Meticulous Research, các dự án ERS dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2023 – 2027 và thị trường sạc EV không dây có thể đạt giá trị lên tới 827 triệu USD trên toàn cầu vào năm 2027. Meticulous nhận định, phần lớn sự tăng trưởng đó nhiều khả năng liên quan các hệ thống sạc EV không dây "tĩnh" ở những nơi như bãi đỗ ôtô và taxi, bến xe buýt hoặc trạm tập kết xe tải.

Khi nhu cầu giảm dần và chấm dứt phát thải CO2 ngày càng cấp bách để phục vụ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, đường ERS tích hợp các công nghệ sạc EV tiên tiến chắc chắn sẽ là một trong những giải pháp tối ưu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

(VNF) - Dù đã thanh toán 100% tiền mua nhà nhưng hơn 3 năm qua, hàng chục hộ dân sinh sống tại Khu nhà ở MHDI – 1, đường Lê Đức Thọ vẫn “dài cổ” chờ sổ đỏ.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.