Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Sáng 21/9 (theo giờ New York, Mỹ), tại Trụ sở LHQ ở thành phố New York, Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa họp thứ 76 Đại hội đồng LHQ đã được khai mạc với chủ đề “Cùng vững tin và tự cường – Hướng tới phục hồi sau Covid-19, tái thiết bền vững, bảo vệ hành tinh, thúc đẩy quyền con người và cải tổ LHQ”.
Phát biểu tại lễ khai mạc kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của các nhà lãnh đạo từ 193 nước thành viên LHQ, Tổng thống Joe Biden khẳng định thế giới đang ở thời điểm mà sẽ quyết định tương lai của tất cả các quốc gia.
Ngoài ra, trong bài phát biểu, ông Joe Bide cũng gửi đi thông điệp rằng đây là thời đại "cạnh tranh mạnh mẽ với các cường quốc, nhưng không phải là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".
"Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, hay một thế giới bị chia thành những khối cứng nhắc. Mỹ sẵn sàng làm việc với bất kỳ quốc gia nào ủng hộ và theo đuổi biện pháp hòa bình trước những thách thức chung cho dù có bất đồng gay gắt trong các lĩnh vực khác", ông Biden khẳng định.
Ông chủ Nhà Trắng lên tiếng phản đối nỗ lực của các nước lớn chèn ép các nước nhỏ hơn nhằm làm thay đổi nguyên trạng lãnh thổ thông qua vũ lực, cưỡng ép kinh tế, khai thác công nghệ hay bóp méo thông tin.
Tổng thống Biden cũng tuyên bố Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ các lợi ích sống còn của nước này và các đồng minh. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng nói rằng sức mạnh quân sự của Mỹ chỉ là "phương án cuối cùng" và "không thể được coi là giải pháp cho mọi vấn đề trên thế giới".
Trong bài phát biểu, Tổng thống Joe Biden cũng đề cập tới những nỗ lực của ông trong việc xây dựng lại các liên minh và gia hạn cam kết với các tổ chức đa phương, đồng thời cho biết việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan là một bước ngoặt sang một chương mới của “ngoại giao không ngừng”.
Liên quan đến cuộc chiến chống dịch Covid-19 trên thế giới, Tổng thống Mỹ cho biết sẽ sớm công bố các cam kết mới nhằm đẩy mạnh nỗ lực này khi Washington chủ trì hội nghị thượng đỉnh bàn về đại dịch Covid-19 trong ngày 22/9, đồng thời nhấn mạnh cam kết này nhằm “thúc đẩy cuộc chiến chống Covid-19 và tập trung vào các mục tiêu cụ thể trong 3 thách thức chính: Cứu sống con người, tiêm chủng cho thế giới và trở lại mạnh mẽ hơn”.
Phát biểu tại Phiên khai mạc, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 76 Abdulla Shahid cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế để ứng phó với đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển sau đại dịch theo hướng bền vững, dựa trên Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì sự phát triển bền vững.
Chủ tịch Đại hội đồng nhấn mạnh cần thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, xoá đói nghèo, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Trong phát biểu của mình, Tổng Thư ký LHQ António Guterres gióng lên hồi chuông báo động, kêu gọi cộng đồng quốc tế cần khẩn trương hành động và tăng cường hợp tác để tìm giải pháp cho hàng loạt các cuộc khủng hoảng lớn nhất thời đại như các cuộc khủng hoảng, xung đột, đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.
Ông Guterres cũng nhấn mạnh cần ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, tái thiết và phục hồi sau đại dịch theo hướng xanh và sạch hơn, giảm bất bình đẳng, thúc đẩy tiếp cận công bằng vaccine phòng Covid-19, thu hẹp khoảng cách số, thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ, bảo đảm bình đẳng giới, cải tổ và nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ.
Hiện khoảng 5,7 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 đã được tiêm cho người dân ở nhiều nước trên khắp thế giới nhưng chỉ 2% trong số này đã tới với người dân châu Phi. Ông Guterres đặt mục tiêu khoảng 70% người dân trên thế giới sẽ được tiêm chủng xong vào giữa năm 2022.
Người đứng đầu LHQ cũng cảnh báo tình trạng thế giới ngày càng chia rẽ, phân cực, khó đoán định hơn cả thời Chiến tranh Lạnh, đồng thời kêu gọi hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc hãy hợp tác, đối thoại.
Ông nhấn mạnh nguyên nhân gốc rễ của nhiều vấn đề nghiêm trọng hiện nay là bởi thế giới đang có chiều hướng tiến tới hai hệ thống kinh tế, thương mại, tài chính và công nghệ riêng biệt, hai cách tiếp cận khác biệt trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo và hai chiến lược quân sự và địa chính trị khác hẳn nhau.
Theo chương trình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ có bài phát biểu quan trọng vào chiều 22/9 giờ New York, trong đó đề xuất những giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện, dài hạn với các vấn đề quốc tế cấp bách hiện nay nhằm góp phần gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm trên phạm vi toàn cầu.
Xem thêm >> Bloomberg: Bamboo Airways ký thoả thuận động cơ trị giá 2 tỷ USD với công ty Mỹ
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.